One to Many Relationship được sử dụng trong trường hợp một dữ liệu của một bảng được liên kết với một hoặc nhiều dữ liệu ở bảng khác. Ví dụ, một bài post có thể có nhiều comment.

Vì vậy, trong hướng dẫn này, tôi sẽ hướng dẫn bạn tạo migrate, tạo dữ liệu và truy xuất dữ liệu trong One to Many Relationship.

Trong ví dụ này, tôi sẽ tạo bảng "posts" và bảng "comments". cả hai bảng đều được liên kết với nhau. Bây giờ chúng ta sẽ tạo One to Many Relationship bằng cách sử dụng laravel Eloquent Model. Đầu tiên chúng ta sẽ tạo migrate, model, truy xuất dữ liệu và sau đó là cách tạo dữ liệu. Vì vậy, chúng ta sẽ thử một làm một ví dụ với cấu trúc bảng cơ sở dữ liệu như sau

One to Many Relationship sẽ sử dụng "hasMany()" and "belongsTo()" cho mối quan hệ.

Tạo Migrations

Bây giờ chúng ta phải tạo migrate cho bảng posts, bảng comments và thêm foreign key với bảng posts. Vì vậy, bạn hãy tạo như hướng dẫn dưới đây:

Migration bảng posts

Schema::create('posts', function (Blueprint $table) {
    $table->id();
    $table->string("name");
    $table->timestamps();
});

Migration bảng comments

Schema::create('comments', function (Blueprint $table) {
    $table->id();
    $table->unsignedBigInteger('post_id');
    $table->string("comment");
    $table->timestamps();
    $table->foreign('post_id')->references('id')->on('posts')->onDelete('cascade');
});

Create Models

Tại đây, chúng ta sẽ tạo model bảng post và comment. Chúng ta cũng sẽ sử dụng "hasMany ()" và "belongsTo()" cho mối quan hệ của cả hai model.

Model bảng posts

<?php
namespace App\Models;
use Illuminate\Database\Eloquent\Model;

class Post extends Model
{
    /**
     * Get the comments for the blog post.
     */
    public function comments()
    {
        return $this->hasMany(Comment::class);
    }
}

Model bảng comments

<?php
namespace App\Models;
use Illuminate\Database\Eloquent\Model;

class Comment extends Model
{
    /**
     * Get the post that owns the comment.
     */
    public function post()
    {
        return $this->belongsTo(Post::class);
    }
}

Truy vấn dữ liệu

$post = Post::find(1);
$comments = $post->comments;
dd($comments);
$comment = Comment::find(1);
$post = $comment->post;
dd($post);

Tạo mới dữ liệu

$post = Post::find(1);
$comment = new Comment;
$comment->comment = "Hi ManhDanBlog";
$post = $post->comments()->save($comment);
$post = Post::find(1);
 
$comment1 = new Comment;
$comment1->comment = "Hi ManhDanBlog Comment 1";
 
$comment2 = new Comment;
$comment2->comment = "Hi ManhDanBlog Comment 2";
 
$post = $post->comments()->saveMany([$comment1, $comment2]);
$comment = Comment::find(1);
$post = Post::find(2);
 
$comment->post()->associate($post)->save();

Tôi hy vọng bạn thích hướng dẫn này. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào hãy liên hệ với chúng tôi qua trang contact. Cảm ơn bạn.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Amazon S3 Pre-Signed URL with DropzoneJs in Laravel

Amazon S3 Pre-Signed URL with DropzoneJs in Laravel

Chức năng upload file hay hình ảnh là một chức năng rất phổ biến, hầu hết các dự án đều có chức năng này. Đa số các nhà phát triển khi thực hiện chức năng upload file, thường sẽ sử dụng cách làm nh...

Laravel Mail Sending Redirector Listener

Laravel Mail Sending Redirector Listener

Trong quá trình phát triển web, việc gửi email là một chức năng quan trọng để thông báo, đặt lại mật khẩu, hoặc tương tác với người dùng. Tuy nhiên, khi chúng ta đang trong quá trình phát triển, vi...

Laravel Routing

Laravel Routing

Route là gì? Đúng như tên gọi của nó, Route thực hiện chức năng định tuyến, dẫn đường cho các HTTP request gửi đến đúng nơi mà ta mong muốn. Với sự phát triển mạnh mẽ của ứng dụng web ngày nay, việc...

Google Drive as Filesystem in Laravel

Google Drive as Filesystem in Laravel

Đối với một số dự án, bạn cần phải sử dụng Google Drive (với tài khoản @gmail.com cá nhân hoặc tài khoản G Suite) làm nhà cung cấp bộ nhớ trong các dự án Laravel. Trong bài đăng này, tôi sẽ hướng d...

Laravel UI Custom Email Password Reset Template

Laravel UI Custom Email Password Reset Template

Nếu bạn đang dùng thư viện laravel/ui để làm các chức năng liên quan đến authentication, và trong dự án của bạn, bạn cần thay đổi template email password reset thay vì sử dụng template email password...

Method WhereAny / WhereAll  in Laravel Eloquent

Method WhereAny / WhereAll in Laravel Eloquent

New Laravel 10: Eloquent WhereAny() và WhereAll() Laravel cung cấp cho chúng ta khả năng xây dựng các truy vấn dữ liệu mạnh mẽ với Eloquent ORM, giúp chúng ta có thể xử lý các truy vấn cơ sở dữ li...

Laravel View

Laravel View

View là gì? Đây là phần giao diện (theme) dành cho người sử dụng. Nơi mà người dùng có thể lấy được thông tin dữ liệu của MVC thông qua các thao tác truy vấn như tìm kiếm hoặc sử dụng thông qua các...

Laravel Validation

Laravel Validation

Lợi thế lớn nhất của Laravel so với các Framework khác là Laravel tích hợp rất nhiếu tính năng được tích hợp sẵn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về Laravel Validation. Chức năng Là một...

Laravel Upload File Using Trait

Laravel Upload File Using Trait

Hiện nay, đa số các dự án đều có chức năng upload file, nên tôi đã thử xây dựng một lớp Trait Upload File, để chúng ta dễ dàng sao chép qua các dự án khác để sử dụng, nhằm rút ngắn thời gian phát triể...

ManhDanBlogs