Laravel Sanctum

Laravel Sanctum cung cấp một hệ thống authentication đơn giản cho các SPA, ứng dụng Mobile và API đơn giản sử dụng token.

Sanctum cho phép ứng dụng của bạn phát hành các mã token API cho người dùng được đơn giản hơn nhiều so với OAuth.

Vì vậy trong các ứng dụng nhỏ, bạn nên sử dụng Sanctum vì nó đơn giản và dễ sử dụng.

Thực hiện API Authentication trong Laravel bằng Sanctum

Trong bài viết này tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách sử dụng Laravel Sanctum để thực hiện xây dựng API Authentication trong dự án Laravel.

Khởi tạo dự án Laravel

Đầu tiên, chúng ta sẽ khởi tạo dự án Laravel mới. Bạn có thể làm điều này bằng cách sử dụng lệnh sau:

composer create-project --prefer-dist laravel/laravel laravel_sanctum

Bước tiếp theo, chúng ta sẽ tiến hành kết nối đến cơ sở dữ liệu bằng cách chỉnh sửa các thông tin sau trong tập tin .env:

DB_CONNECTION=mysql
DB_HOST=127.0.0.1
DB_PORT=3306
DB_DATABASE=laravel_sanctum
DB_USERNAME=root
DB_PASSWORD=

Cuối cùng, chúng ta sẽ sử dụng lệnh sau để tạo ra các bảng mặc định trong Laravel:

php artisan migrate

Cài đặt Laravel Sanctum

Đầu tiên, để bắt đầu, chúng ta cần cài đặt thư viện Laravel Sanctum bằng cách chạy lệnh sau:

composer require laravel/sanctum
※ Mặc định Laravel 9 đã cài sẵn laravel/sanctum nên bạn có thể bỏ qua bước này.

Sau khi cài đặt Laravel Sanctum, chúng ta chạy lệnh sau để xuất bản cấu hình của Sanctum:

php artisan vendor:publish --provider="Laravel\Sanctum\SanctumServiceProvider"
※ Mặc định Laravel 9 đã cài sẵn laravel/sanctum nên bạn có thể bỏ qua bước này.

Tiếp theo, chúng ta sử dụng lệnh sau để tạo cấu trúc bảng cơ sở dữ liệu:

php artisan migrate

 Laravel Sanctum sẽ tạo thêm một bảng personal_access_tokens trong cơ sở dữ liệu, đây là nơi lưu trự các token của Laravel Sanctum.

Cuối cùng, trước khi có thể bắt đầu xây dựng API  Authentication trong Laravel bằng Sanctum, chúng ta hãy mở tập tin User.php nằm trong thư mục app/Models và chỉnh sửa như sau:

<?php

namespace App\Models;
...
use Laravel\Sanctum\HasApiTokens;

class User extends Authenticatable
{
    use HasApiTokens, HasFactory, Notifiable;
    ...
}

Xây dựng API Authentication

Đầu tiên, chúng ta sẽ tạo một Controller có các chức năng cơ bản như đăng kí, đăng nhập và lấy thông tin user đang đăng nhập. Bạn hãy chạy lệnh sau:

php artisan make:controller AuthController

Sau đó bạn hãy mở tập tin AuthController.php nằm trong thư mục app\Http\Controllers và chỉnh sửa như sau:

<?php

namespace App\Http\Controllers;

use Illuminate\Http\Request;
use Validator;
use App\Models\User;
use Illuminate\Support\Facades\Auth;
use Illuminate\Support\Facades\Hash;

class AuthController extends Controller
{
    public function register(Request $request)
    {
        $validator = Validator::make($request->all(), [
            'name'     => 'required|string|max:255',
            'email'    => 'required|string|email|max:255|unique:users',
            'password' => 'required|string|min:8',
        ]);

        if ($validator->fails()) {
            return response()->json(['error' => $validator->errors()], 400);
        }

        $user = User::create([
            'name'     => $request->name,
            'email'    => $request->email,
            'password' => Hash::make($request->password),
        ]);

        $token = $user->createToken('auth_token')->plainTextToken;

        return response()->json([
            'access_token' => $token,
            'token_type'   => 'Bearer',
        ]);
    }

    public function login(Request $request)
    {
        $validator = Validator::make($request->all(), [
            'email'    => 'required|string',
            'password' => 'required|string',
        ]);

        if ($validator->fails()) {
            return response()->json(['error' => $validator->errors()], 400);
        }

        if(!Auth::attempt(['email' => $request->email, 'password' => $request->password])){
            return response()->json(['message' => 'Invalid login details'], 401);
        }

        $user  = User::where('email', $request['email'])->firstOrFail();

        $token = $user->createToken('auth_token')->plainTextToken;

        return response()->json([
           'access_token' => $token,
           'token_type'   => 'Bearer',
        ]);
    }

    public function user(Request $request)
    {
        return $request->user();
    }
}

Cuối cùng, các bạn hãy mở tập tin api.php nằm trong thư mục routes và chỉnh sửa như sau:

<?php
...
use App\Http\Controllers\AuthController;
...
Route::post('login', [AuthController::class, 'login']);
Route::post('register', [AuthController::class, 'register']);
Route::middleware('auth:sanctum')->group( function () {
    Route::get('user', [AuthController::class, 'user']);
});

Kết quả của công việc bạn đã làm đang chờ bạn khám phá!

Sau khi đã hoàn thành các bước trên, giờ là lúc để chúng ta sẽ cùng nhau khám phá thành quả công sức của mình.

Register

Để thực hiện chức năng Register trong Laravel Sanctum, bạn hãy sử dụng API bên dưới:

 http://127.0.0.1:8000/api/register

Dưới đây là dữ liệu JSON cần thiết và kết quả khi thực hiện API Register ở phía trên:

Login

Để thực hiện chức năng Login trong Laravel Sanctum, bạn hãy sử dụng API bên dưới:

 http://127.0.0.1:8000/api/login

Dưới đây là dữ liệu JSON cần thiết và kết quả khi thực hiện API Login ở phía trên:

Lấy thông tin User đang đăng nhập

Nếu bạn muốn lấy thông tin của user đang đăng nhập, bạn hãy sử dụng API bên dưới:

 http://127.0.0.1:8000/api/user

Trong trường hợp bạn không sử dụng Token khi thực hiện API trên, bạn sẽ nhận được kết quả bên dưới:

Còn nếu bạn sử dụng Token khi thực hiện API trên, bạn sẽ nhận được thông tin user đang đăng nhập như sau: 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

How to insert into a database at lightning speed?

How to insert into a database at lightning speed?

Trong quá trình thực hiện dự án cho công ty, một trong những yêu cầu đặt ra là import dữ liệu từ file CSV (chứa dữ liệu từ hệ thống cũ) vào cơ sở dữ liệu MySQL của hệ thống mới. Do sự thay đổi cấu...

Amazon S3 Pre-Signed URL with DropzoneJs in Laravel

Amazon S3 Pre-Signed URL with DropzoneJs in Laravel

Chức năng upload file hay hình ảnh là một chức năng rất phổ biến, hầu hết các dự án đều có chức năng này. Đa số các nhà phát triển khi thực hiện chức năng upload file, thường sẽ sử dụng cách làm nh...

Laravel Has Many Through Eloquent Relationship

Laravel Has Many Through Eloquent Relationship

Has Many Through Relationship hơi phức tạp để hiểu một cách đơn giản, nó sẽ cung cấp cho chúng ta một con đường tắt để có thể truy cập dữ liệu của một quan hệ xa xôi thông qua một mối quan hệ trung gi...

Export CSV from SQL Server - Import into MySQL with Laravel

Export CSV from SQL Server - Import into MySQL with Laravel

Transfer Database Trong quá trình phát triển và bảo trì dự án, việc di chuyển cơ sở dữ liệu từ hệ thống này sang hệ thống khác là một nhiệm vụ khá phổ biến. Giả sử bạn cần di chuyển dữ liệu từ SQ...

Method WhereAny / WhereAll  in Laravel Eloquent

Method WhereAny / WhereAll in Laravel Eloquent

New Laravel 10: Eloquent WhereAny() và WhereAll() Laravel cung cấp cho chúng ta khả năng xây dựng các truy vấn dữ liệu mạnh mẽ với Eloquent ORM, giúp chúng ta có thể xử lý các truy vấn cơ sở dữ li...

Laravel One to One Eloquent Relationship

Laravel One to One Eloquent Relationship

Mối quan hệ một-một là một mối quan hệ rất cơ bản. Trong hướng dẫn này, tôi sẽ hướng dẫn bạn cách tạo dữ liệu và truy xuất dữ liệu bằng Eloquent Model. Trong hướng dẫn này, tôi sẽ tạo hai bảng là u...

Integrating elFinder Into CKEditor 5 In Laravel

Integrating elFinder Into CKEditor 5 In Laravel

CKEditor 5 CKEditor 5 là một trình soạn thảo văn bản phong phú JavaScript với nhiều tính năng và khả năng tùy chỉnh. CKEditor 5 có kiến trúc MVC hiện đại, mô hình dữ liệu tùy chỉnh và DOM ảo, mang...

Laravel Scout Full Text Search With Meilisearch

Laravel Scout Full Text Search With Meilisearch

Laravel Scout cung cấp một giải pháp đơn giản, dựa trên trình điều khiển để thêm tìm kiếm Full Text vào các mô hình Eloquent của bạn. Khi sử dụng Eloquent, Scout sẽ tự động giữ chỉ mục tìm kiếm của bạ...

Laravel Facades

Laravel Facades

Facade là gì? Chúng ta có thể hiểu Facade là mặt tiền và mặt trước của một tòa nhà hay bất cứ thứ gì. Tầm quan trọng của Facade là chúng có thể dễ nhận thấy và nổi bật hơn, tương tự như vậy, thì...

ManhDanBlogs