Deferred Functions trong Laravel

Các phiên bản Laravel trước version 11, chúng ta thường sử dụng Queued Jobs cho phép thực hiện sắp xếp các tác vụ xử lý background.

Nhưng đôi khi có những tác vụ đơn giản mà chúng ta muốn defer mà không cần cấu hình hoặc duy trì Queue Worker trong thời gian dài.

Trong version Laravel 11, cung cấp cho chúng ta một hàm Helpers là Deferred Functions cho phép chúng ta defer thực thi closure sau khi HTTP response được gửi tới người dùng, giúp ứng dụng của chúng ta có cảm giác nhanh và phản hổi nhanh chóng.

Tìm hiểu Deferred Functions trong Laravel

Để thử nghiệm tính năng Deferred Functions trong Laravel. Đầu tiên, chúng ta sẽ tạo một command cơ bản với lệnh sau:

php artisan make:command TestDeferredFunctions

Command này sẽ giúp chúng ta có thể so sánh được các sự khác biệt giữa việc không sử dụng Deferred Functions và sử dụng Deferred Functions

Không sử dụng Deferred Functions:

<?php

namespace App\Console\Commands;

use Illuminate\Console\Command;

class TestDeferredFunctions extends Command
{
    /**
     * The name and signature of the console command.
     *
     * @var string
     */
    protected $signature = 'app:test-deferred-functions';

    /**
     * The console command description.
     *
     * @var string
     */
    protected $description = 'Demonstrates the defer functionality in a Laravel command';

    /**
     * Execute the console command.
     */
    public function handle()
    {
        $this->info("Starting process.");

        $this->delayedProcess();

        $this->info("Finishing process.");
    }

    /**
     * Delayed process function
     *
     * This method is invoked after a short delay to simulate a background task.
     */
    protected function delayedProcess()
    {
        sleep(10); // Simulates a time-consuming operation
        $this->info("Completed delayed process.");
    }
}

Khi chạy lệnh này, chúng ta sẽ thấy kết quả như sau:

application@5e5ebc1e8817:/app$ php artisan app:test-deferred-functions
Starting process.
Completed delayed process.
Finishing process.

Sử dụng Deferred Functions:

Giờ đây, chúng ta sẽ điều chỉnh command trên để dùng Deferred Functions bằng cách cập nhật hàm handle như sau:

/**
 * Execute the console command.
 */
public function handle()
{
    $this->info("Starting process.");

    defer(fn() => $this->delayedProcess());

    $this->info("Finishing process.");
}

Bây giờ, khi chạy lại lệnh chúng ta sẽ thấy kết quả như sau:

application@5e5ebc1e8817:/app$ php artisan app:test-deferred-functions
Starting process.
Finishing process.
Completed delayed process.

Đối với yêu cầu HTTP thì Deferred Functions sẽ không được thực hiện nếu status của HTTP response là 4xx hoặc 5xx.

Nhưng có thể thay đổi điều này bằng cách sử dụng method always vào Deferred Functions như sau:

Route::get('/test-deferred-functions', function () {
    defer(function () {
        // do time-consuming work here
        sleep(10);
    })->always();

    return "Hello ManhDanBlogs";
});

Nếu bạn cần hủy một Deferred Functions trước khi nó được thực thi, bạn có thể sử dụng method forget để hủy Deferred Functions theo name.

Chúng ta hãy cung cấp đối số thứ hai cho Illuminate\Support\defer như sau để đặt name cho Deferred Functions:

defer(function () {
    // do time-consuming work here
    sleep(10);
}, 'name_defer');

defer()->forget('name_defer');

Sự kì diệu của Deferred Functions trong Laravel

Chúng ta đã tìm hiểu về Deferred Functions thông qua các ví dụ minh họa phía trên, nhưng đối với HTTP requests chúng ta chưa giải thích được cách Deferred Functions được thực hiện sau đó như thế nào phải không?

Thì điều kì diệu đó chỉ thực sự được xảy ra ở Global Middleware mới được thêm vào Core Laravel:

\Illuminate\Foundation\Http\Middleware\InvokeDeferredCallbacks::class

Nếu nhìn vào mã nguồn Middleware của InvokeDeferredCallbacks thì nó đơn giản là một Terminable Middleware bình thường, nhưng chúng ta hãy để ý đến method terminate sau:

/**
 * Invoke the deferred callbacks.
 *
 * @param  \Illuminate\Http\Request  $request
 * @param  \Symfony\Component\HttpFoundation\Response  $response
 * @return void
 */
public function terminate(Request $request, Response $response)
{
    Container::getInstance()
        ->make(DeferredCallbackCollection::class)
        ->invokeWhen(fn ($callback) => $response->getStatusCode() < 400 || $callback->always);
}

Method terminate đang gọi DeferredCallbackCollection chứa tất cả deferred callbacks được tích lũy trong yêu cầu hiện tại và sẽ được tự động gọi lại sau khi phản hồi về browser.

Đây chính xác là phương pháp mà Laravel có thể thực hiện được Deferred Functions ngay sau khi phản hồi về phía Client.

Với Deferred Functions trong HTTP requests, Laravel đã thực sự tạo ra một phép thuật đặc biệt, giúp cải thiện hiệu suất và trải nghiệm người dùng một cách vượt bậc.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Google Drive as Filesystem in Laravel

Google Drive as Filesystem in Laravel

Đối với một số dự án, bạn cần phải sử dụng Google Drive (với tài khoản @gmail.com cá nhân hoặc tài khoản G Suite) làm nhà cung cấp bộ nhớ trong các dự án Laravel. Trong bài đăng này, tôi sẽ hướng d...

Laravel One to Many Eloquent Relationship

Laravel One to Many Eloquent Relationship

One to Many Relationship được sử dụng trong trường hợp một dữ liệu của một bảng được liên kết với một hoặc nhiều dữ liệu ở bảng khác. Ví dụ, một bài post có thể có nhiều comment. Vì vậy, trong hướn...

Laravel Validation

Laravel Validation

Lợi thế lớn nhất của Laravel so với các Framework khác là Laravel tích hợp rất nhiếu tính năng được tích hợp sẵn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về Laravel Validation. Chức năng Là một...

Laravel Custom Rules

Laravel Custom Rules

Trong quá trình phát triển website Laravel, mình cảm thấy hệ thống Validation của Laravel rất tuyệt vời, nó cung cấp đã cung cấp cho chúng ta một bộ quy tắc kiểm tra dữ liệu, mà trong các trường hợp b...

Laravel User Authentication

Laravel User Authentication

Trong hướng dẫn này, tôi sẽ hướng dẫn bạn xây dựng chức năng đăng nhập trong Laravel. Công bằng mà nói thì bạn có thể sử dụng Laravel UI hoặc JetStream để tự động tạo ra chức năng đăng nhập trong Lara...

Laravel Factories, Seeder

Laravel Factories, Seeder

Trong bài viết này, tôi sẽ hướng dẫn các bạn về cách tạo dữ liệu giả trong cơ sở dữ liệu bằng cách sử dụng Laravel Factory và Seed trong Database Seeder. Để tạo model factory, bạn cần chạy lệnh sau...

Laravel 9 REST API With Sanctum Authentication

Laravel 9 REST API With Sanctum Authentication

Laravel Sanctum Laravel Sanctum cung cấp một hệ thống authentication đơn giản cho các SPA, ứng dụng Mobile và API đơn giản sử dụng token. Sanctum cho phép ứng dụng của bạn phát hành các mã token...

Integrating CKFinder with Amazon S3 in Laravel

Integrating CKFinder with Amazon S3 in Laravel

CKFinder 3 CKFinder 3 là trình quản lý tập tin được tích hợp với CKEditor 4 và CKEditor 5. Nó giúp bạn dễ dàng đưa các tập tin và hình ảnh vào nội dung của Editor một cách an toàn. Đây là một tín...

Laravel One to One Eloquent Relationship

Laravel One to One Eloquent Relationship

Mối quan hệ một-một là một mối quan hệ rất cơ bản. Trong hướng dẫn này, tôi sẽ hướng dẫn bạn cách tạo dữ liệu và truy xuất dữ liệu bằng Eloquent Model. Trong hướng dẫn này, tôi sẽ tạo hai bảng là u...

ManhDanBlogs