Pipeline Design Pattern là nơi mà các dữ liệu được chuyển qua một chuỗi các nhiệm vụ hoặc giai đoạn.

Pipeline hoạt động giống như một chuỗi dây chuyền lắp ráp, nơi dữ liệu được xử lý và sau đó, sẽ được chuyển sang giai đoạn tiếp theo.

Sử dụng Pipeline trong dự án sẽ là một điểm lợi thế, vì nó sẽ dễ dàng giúp chúng ta trong việc chuyển đổi một quy trình phức tạp ra thành các nhiệm vụ riêng rẻ.

Cũng như, nó cũng dễ dàng giúp chúng ta trong việc thêm, xóa hoặc thay thế một giai đoạn nào đó trong Pipeline mà không làm ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình.

Pipeline Design Pattern trong Laravel

Laravel sử dụng Pipeline ở một số nơi trong khuôn khổ của mình, nhưng nối bật nhất trong số đó chính là Middleware.

Trên thực tế, các Middleware này là các Pipeline dùng để thực hiện bất kì nhiệm vụ cần thiết nào khi có một yêu cầu gửi đến ứng dụng của chúng ta.

Mỗi middware sẽ có trách nhiệm cho một hành động duy nhất. Ví dụ như thiết lập cookie, ngăn chặn các cuộc tấn công CSRF.

Mỗi giai đoạn sẽ xử lý yêu cầu và chuyển nó sang giai đoạn tiếp theo hoặc từ chối yêu cầu và trả lại phản hồi HTTP thích hợp.

Nếu xem nhanh mã nguồn Illuminate\Foundation\Http\Kernel, bạn sẽ thấy cách các middware được thực thi thông qua Illuminate\Routing\Pipeline.

/**
 * Send the given request through the middleware / router.
 *
 * @param  \Illuminate\Http\Request  $request
 * @return \Illuminate\Http\Response
 */
protected function sendRequestThroughRouter($request)
{
    $this->app->instance('request', $request);

    Facade::clearResolvedInstance('request');

    $this->bootstrap();

    return (new Pipeline($this->app))
                ->send($request)
                ->through($this->app->shouldSkipMiddleware() ? [] : $this->middleware)
                ->then($this->dispatchToRouter());
}

Cách sử dụng Laravel Pipeline

Request Filters

Giả sử, chúng ta đang trong quá trình phát triển một trang blog cho phép mọi người để lại nhận xét mà chủ đề bạn chia sẻ. Nhưng bạn có một mong muốn là những từ thô tục, phản cảm hay chứa những đoạn script phải được xóa bỏ.

Dựa trên yêu cầu đó, chúng ta có một quy trình trên giấy như sau:

1. Tiếp nhận dữ liệu từ người dùng.

2. Xóa bỏ các từ ngữ thô tục, phản cảm có trong nội dung.

3. Xóa bỏ các tag script có trong nội dung.

Dựa vào quy trình trên, chúng ta sẽ ra các class để xử lý từng nhiệm vụ như sau:

$pipes = [
    RemoveBadWords::class,
    RemoveScriptTags::class
];

Sau khi đã có danh sách các nhiệm vụ cần thực hiện, chúng ta sẽ bắt đầu thực hiện nó trong dự án của mình.

Trong thư mục app của Laravel, bạn hãy tạo một thư mục có tên là Filters.

Trong thư mục Filters, ban tạo tiếp một thư mục có tên là Requests.

Bạn hãy tạo file RemoveBadWords.php nằm trong thư mục app\Filters\Requests và có nội dung như sau:

<?php

namespace App\Filters\Requests;

use Closure;

class RemoveBadWords
{
    public function handle($content, Closure $next)
    {
        $badWords = [
            'ManhDanBlogs',
        ];
        $content = str_replace($badWords, '', $content);
        return  $next($content);
    }
}

Tiếp đó, tạo file RemoveScriptTags.php nằm trong thư mục app\Filters\Requests và có nội dung như sau:

<?php

namespace App\Filters\Requests;

use Closure;

class RemoveScriptTags
{
    public function handle($content, Closure $next)
    {
        $content = preg_replace('#<script(.*?)>(.*?)</script>#is', '', $content);
        return $next($content);
    }
}

Cuối cùng, chúng ta sẽ áp dụng Pipeline trong Controller như sau:

<?php

namespace App\Http\Controllers;

use Illuminate\Http\Request;
use App\Models\User;
use Illuminate\Pipeline\Pipeline;
use App\Filters\Requests\RemoveBadWords;
use App\Filters\Requests\RemoveScriptTags;

class RequestController extends Controller
{
     /**
     * Display a listing of the resource.
     *
     * @return \Illuminate\Http\Response
     */
    public function index(Request $request)
    {
        $name  = "ManhDanBlogs<script>alert('Website đang bị lỗi XSS!');</script>Đây là những gì còn xót lại";
        $pipes = [
            RemoveBadWords::class, // Input: ManhDanBlogs<script>alert('Website đang bị lỗi XSS!');</script>Đây là những gì còn xót lại
            RemoveScriptTags::class // Input: <script>alert('Website đang bị lỗi XSS!');</script>Đây là những gì còn xót lại
        ];
        $user = app(Pipeline::class)
        ->send($name)
        ->through($pipes)
        ->then(function ($name) {
            // Result: Đây là những gì còn xót lại
            return User::create(['name' => $name]);
        });
    }
}

Query Filters

Trong thư mục app của Laravel, bạn hãy tạo một thư mục có tên là Traits. Trong thư này, bạn hãy tạo file Filterable.php và có nội dung như sau:

<?php

namespace App\Traits;

use Illuminate\Pipeline\Pipeline;

trait Filterable
{
    public function scopeFilter($query, array $through)
    {
        return app(Pipeline::class)
               ->send($query)
               ->through($through)
               ->thenReturn();
    }
}

Tiếp theo, sử dụng Trait Filterable trong Model (trong bài viết này mình sử dụng model User) như sau:

<?php

namespace App\Models;

...
use App\Traits\Filterable;

class User extends Authenticatable
{
    use Filterable;

    ...
}

Trong thư mục Filters, ban tạo tiếp một thư mục có tên là Queries.

Bạn hãy tạo file NameFilter.php nằm trong thư mục app\Filters\Queries và có nội dung như sau:

<?php

namespace App\Filters\Queries;

class NameFilter
{
    public function handle($query, $next)
    {
        if (request()->name) {
           $query->where('name', request()->name);
        }

        return $next($query);
    }
}

Tiếp đó, chúng ta sẽ tạo tiếp file EmailFilter.php nằm trong thư mục app\Filters\Queries và có nội dung như sau:

<?php

namespace App\Filters\Queries;

class EmailFilter
{
    public function handle($query, $next)
    {
        if (request()->email) {
           $query->where('email', request()->email);
        }

        return $next($query);
    }
}

Cuối cùng, chúng ta sẽ áp dụng Pipeline trong Controller như sau:

<?php

namespace App\Http\Controllers;

use Illuminate\Http\Request;
use App\Models\User;
use App\Filters\Queries\NameFilter;
use App\Filters\Queries\EmailFilter;

class QueryController extends Controller
{
     /**
     * Display a listing of the resource.
     *
     * @return \Illuminate\Http\Response
     */
    public function index(Request $request)
    {
        $pipes = [
            NameFilter::class,
            EmailFilter::class,
        ];
        $users = User::query()->filter($pipes)->get();

        return $users;
    }
}

Tới đây, thì chúng ta đã trải nghiệm và thử áp dụng một vài trường hợp sử dụng Pipeline trong Laravel. Mình hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ hiểu rõ Pipeline là gì, và cũng như áp dụng thành công trong dự án của bạn.

Nếu mọi người muốn góp ý cho bài viết này hoàn thiện hơn, bạn có thể liên lạc với mình qua trang contact.

Hy vọng, chúng ta sẽ gặp lại nhau trong bài viết tiếp theo. Cảm ơn bạn.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Laravel One to Many Polymorphic Relationship

Laravel One to Many Polymorphic Relationship

One to Many Polymorphic Model Relationship được sử dụng khi một model thuộc về nhiều model khác trên một model kết hợp duy nhất. Ví dụ: Nếu chúng ta có bảng post và video, cả hai đều cần thêm hệ thống...

Cloudflare's Turnstile CAPTCHA in Laravel

Cloudflare's Turnstile CAPTCHA in Laravel

Ngày 28/09/2022, Cloudflare đã thông báo về phiên bản beta mở của Turnstile, một giải pháp thay thế vô hình cho CAPTCHA. Bất kỳ ai, ở bất kỳ đâu trên Internet muốn thay thế CAPTCHA trên trang web c...

Csv import with Validation for Laravel

Csv import with Validation for Laravel

Trong một bài viết lúc trước, mình đã chia sẻ đến các bạn cách xây dựng một service import và export CSV sử dụng Facades, nếu có bạn nào không biết hoặc đã quên các bạn có thể tham khảo lại bài viết t...

Integrating CKEditor 5 in Laravel 10 using Vite

Integrating CKEditor 5 in Laravel 10 using Vite

CKEditor 5CKEditor 5 là một trình soạn thảo văn bản phong phú JavaScript với nhiều tính năng và khả năng tùy chỉnh. CKEditor 5 có kiến trúc MVC hiện đại, mô hình dữ liệu tùy chỉnh và DOM ảo, mang...

Efficient Laravel PDF Export for Large Datasets

Efficient Laravel PDF Export for Large Datasets

Xuất file PDF là một tính năng quan trọng của nhiều ứng dụng web, đặc biệt là các trang thương mại điện tử, giúp người dùng tạo và lưu trữ các bản báo cáo, hóa đơn, v.v.  Tuy nhiên, khi phải xử lý...

Integrating CKFinder with Amazon S3 in Laravel

Integrating CKFinder with Amazon S3 in Laravel

CKFinder 3 CKFinder 3 là trình quản lý tập tin được tích hợp với CKEditor 4 và CKEditor 5. Nó giúp bạn dễ dàng đưa các tập tin và hình ảnh vào nội dung của Editor một cách an toàn. Đây là một tín...

Laravel Artisan Console

Laravel Artisan Console

Ngoài các lệnh command mặc định của Laravel được cung cấp bởi Artisan, có rất nhiều tác vụ trong ứng dụng Laravel của bạn có thể được xử lý rất tốt bằng các lệnh command này. Nhưng đôi khi có nhiều tá...

Laravel View

Laravel View

View là gì? Đây là phần giao diện (theme) dành cho người sử dụng. Nơi mà người dùng có thể lấy được thông tin dữ liệu của MVC thông qua các thao tác truy vấn như tìm kiếm hoặc sử dụng thông qua các...

Implementing Private User Folders with elFinder in Laravel

Implementing Private User Folders with elFinder in Laravel

elFinder elFinder là một trình quản lý tập tin mã nguồn mở dành cho web, được viết bằng JavaScript sử dụng jQuery UI. elFinder được phát triển dựa trên cảm hứng từ sự tiện lợi và đơn giản của chư...

ManhDanBlogs