Facade là gì?

Chúng ta có thể hiểu Facade là mặt tiền và mặt trước của một tòa nhà hay bất cứ thứ gì. Tầm quan trọng của Facade là chúng có thể dễ nhận thấy và nổi bật hơn, tương tự như vậy, thì trong Laravel cũng có một khái niệm về Facade. Nhưng chúng ta không phải phát triển một tòa nhà trong Laravel mà chúng ta sẽ quản lý mã nguồn và xây dựng cú pháp dễ nhớ của hàm hoặc lớp thông qua Facade.

Trước khi, chúng ta đi sau hơn về khái niệm Facade trong Laravel, thì điều quan trọng nhất là chúng ta phải hiểu khái niệm hàm không tĩnh và hàm tĩnh trong PHP là gì.

Phương thức static 

Trong phương thức static, chúng ta không cần phải khởi tạo class thì mới có thể sử dụng được các hàm bên trong class đó. Phương thức static, chúng ta sử dụng dấu (::) khi truy cập hàm của một class:

<?php
class Calc {
    const GOLDEN_RATIO = '24.5';
}

echo Calc::GOLDEN_RATIO;

Các từ khóa như seft, staticparent được sử dụng để tham chiếu các thuộc tính hoặc phương thức trong một class.

<?php

class blogs {
    private const name = "ManhDanBlogs";

    public static function name() 
    {
        echo self::name;
    }
}

blogs::name();

Phương thức non-static

Trong phương thức non-static, chúng ta cần phải khởi tạo class thì mới có thể tham chiếu các thuộc tính hoặc phương thức trong một class.

<?php

class blogs {
    public function name($name)
    {
        echo $name;
    }
}

$test = new blogs;
$test->name('ManhDanBlogs');

Sau khi, chúng ta đã xem qua các khái niệm về phương thức staticnon-static, chúng ta sẽ đi sâu hơn về khái niệm Facade trong Laravel.

Laravel Facades

Facade cung cấp phương thức "static" để tương tác các class được khai báo bên trong service container. Laravel Facade service giống như "static proxies" cho các class bên dưới service container. Nó giúp cú pháp ngắn gọn, dễ hiểu hơn so với phương thức static truyền thống.

Ví dụ : Cache::get('key'); hay Publisher::publish($this); là những Facade.

Tới đây, chúng ta còn chần chừ gì nữa, mà không tiến hành xây dựng một Facade trong Laravel cho riêng mình.

Đầu tiên, chúng ta sẽ tạo một thư mục tên là Services trong thư mục app (tức là app/Services) trong project Laravel của bạn.

Bên trong thư mục này, chúng ta sẽ tạo một file PHP có tên là CustomServices. Bạn hãy mở file và chỉnh sửa như sau:

<?php
 
namespace App\Services;
 
class CustomServices {
    public function getVerificationCode($min = 10000, $max=99999)
    {
        return rand($min, $max);
    }
}

Tiếp theo, chúng ta sẽ đăng kí CustomServices trong service provider.

Bạn có thể tạo một service provider mới hoặc chỉ cần thêm CustomServices vào app/Providers/AppServiceProvider.php

public function register()
{
    $this->app->singleton('CustomServicesAlias', function ($app) {
        return new \App\Services\CustomServices;
    });
}

Bây giờ, chúng ta sẽ tạo một thư mục có tên là Facades trong thư mục app (tức là app/Facades) trong project Laravel của bạn.

Bên trong thư mục này, chúng ta sẽ tạo một file PHP có tên là CustomServicesFacade. Bạn hãy mở file và chỉnh sửa như sau:

<?php
 
namespace App\Facades;
 
use Illuminate\Support\Facades\Facade;
 
class CustomServicesFacade extends Facade
{
    protected static function getFacadeAccessor()
    {
        return 'CustomServicesAlias';
    }
}

Tiếp theo, chúng ta sẽ đăng kí alias cho CustomServicesFacade trong config/app.php. Bạn hãy mở file config/app.php và thêm CustomServicesFacade trong array aliases.

'aliases' => [
    ...
    'CustomServicesFacade' => App\Facades\CustomServicesFacade::class
],

Bây giờ, bạn đã sẵn sàng để sử dụng Custom Facade trong suốt project Laravel của bạn rồi. Với một ví dụ đơn giản trên, chúng ta đã thêm một đoạn mã nguồn của controller bằng cách sử dụng phương thức getVerificationCode thông qua CustomServicesFacade.

<?php

namespace App\Http\Controllers;

use Illuminate\Foundation\Auth\Access\AuthorizesRequests;
use Illuminate\Foundation\Bus\DispatchesJobs;
use Illuminate\Foundation\Validation\ValidatesRequests;
use Illuminate\Routing\Controller as BaseController;
use CustomServicesFacade;

class Controller extends BaseController
{
    use AuthorizesRequests, DispatchesJobs, ValidatesRequests;

    public function getVerificationCode(Request $request)
    {
       $verificationCode = CustomServicesFacade::getVerificationCode();
       return $verificationCode;
    }
}

Tôi hy vọng bạn thích hướng dẫn này. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào hãy liên hệ với chúng tôi qua trang contact. Cảm ơn bạn.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Laravel Migration

Laravel Migration

Migration cho phép các nhà phát triển (Developer) nhanh chóng tạo ra cở sở dữ liệu của ứng dụng mà không cần vào màn hình quản lý cơ sở dữ liệu hay chạy bất kì một câu lệnh SQL nào. Trước hết, nếu...

Integrating elFinder Into CKEditor 5 In Laravel

Integrating elFinder Into CKEditor 5 In Laravel

CKEditor 5 CKEditor 5 là một trình soạn thảo văn bản phong phú JavaScript với nhiều tính năng và khả năng tùy chỉnh. CKEditor 5 có kiến trúc MVC hiện đại, mô hình dữ liệu tùy chỉnh và DOM ảo, mang...

Laravel Jobs Batching

Laravel Jobs Batching

Phiên bản Laravel 8 đã được phát hành với một tính năng mà rất nhiều người trong chúng ta đã chờ đợi rất lâu đó là Jobs Batching, nó cho phép chúng ta thực hiện nhiều công việc trong cùng một lúc và t...

Laravel Mail Sending Redirector Listener

Laravel Mail Sending Redirector Listener

Trong quá trình phát triển web, việc gửi email là một chức năng quan trọng để thông báo, đặt lại mật khẩu, hoặc tương tác với người dùng. Tuy nhiên, khi chúng ta đang trong quá trình phát triển, vi...

Laravel Has Many Through Eloquent Relationship

Laravel Has Many Through Eloquent Relationship

Has Many Through Relationship hơi phức tạp để hiểu một cách đơn giản, nó sẽ cung cấp cho chúng ta một con đường tắt để có thể truy cập dữ liệu của một quan hệ xa xôi thông qua một mối quan hệ trung gi...

Laravel Socialite Login With Github

Laravel Socialite Login With Github

GitHub GitHub là một nền tảng phát triển phần mềm trực tuyến. Nó được sử dụng để lưu trữ, theo dõi và cộng tác trong các dự án phần mềm. Nó giúp các nhà phát triển dễ dàng chia sẻ các tập tin mã...

Laravel Export & Import CSV

Laravel Export & Import CSV

Trong bài viết này, tôi sẽ hướng dẫn các tạo cách Export hoặc Import CSV trong Laravel. Nhưng thay vì chỉ viết hàm đơn thuần trong PHP thì tôi sẽ hướng dẫn các tạo ra một Service trong Laravel bằng cá...

Laravel Many to Many Eloquent Relationship

Laravel Many to Many Eloquent Relationship

Many To many Relationship là mối quan hệ hơi phức tạp hơn mối quan hệ 1 - 1 và 1- n. Ví dụ một user có thể có nhiều role khác nhau, trong đó role cũng được liên kết với nhiều user khác nhau. Vì vậy...

Laravel Model

Laravel Model

Model là gì? Trong mô hình MVC, chữ “M” viết tắt là Model, Model dùng để xử lý logic nghiệp vụ trong bất kì ứng dụng dựa trên mô hình MVC. Trong Laravel, Model là lớp đại diện cho cấu trúc logic và...

ManhDanBlogs