TinyMCE

TinyMCE là một trình soạn thảo WYSIWYG được xây dựng trên nền tảng Javascript, được phát triển dưới dạng mã nguồn mở theo giấy phép MIT bởi Tiny Technologies Inc.

TinyMCE cho phép người dùng tạo và định dạng văn bản trực tiếp trên trình duyệt web. 

TinyMCE được thiết kế để tích hợp với các thư viện JavaScript như React, Vue.js, AngularJS và Bootstrap cũng như các hệ thống quản lý nội dung như Joomla và WordPress.

elFinder

elFinder là một trình quản lý tập tin mã nguồn mở dành cho web, được viết bằng JavaScript sử dụng jQuery UI.

elFinder được phát triển dựa trên cảm hứng từ sự tiện lợi và đơn giản của chương trình Finder trong hệ điều hành Mac OS X.

Để tìm hiểu thêm, bạn có thể tham khảo tại địa chỉ sau: https://github.com/Studio-42/elFinder

Thực hiện tích hợp elFinder vào TinyMCE trong Laravel

Trước khi, bắt đầu thực hiện tính năng nay, bạn cần phải tích hợp TinyMCE vào Laravel bằng Laravel Vite (Phiên bản được áp dụng trong bài viết là Laravel 10).

Nếu bạn chưa thực hiện thì có thể tham khảo lại bài viết Integrating TinyMCE in Laravel 10 using Vite.

Cài đặt và cấu hình elFinder trong Laravel

Đầu tiên, chúng ta sẽ cài đặt thư viện Laravel elFinder vào dự án Laravel bằng lệnh sau:

composer require barryvdh/laravel-elfinder

Tiếp theo, chúng ta sẽ thêm ServiceProvider bên dưới vào phần providers trong tập tin cấu hình config/app.php:

Barryvdh\Elfinder\ElfinderServiceProvider::class

Chúng ta sẽ sao chép assets của elFinder vào thư mục public của Laravel bằng lệnh sau:

php artisan elfinder:publish

Để dễ dàng thay đổi các cấu hình của elFinder trong tương lai, chúng ta nên sao chép tập tin cấu hình của elFinder vào thư mục config của Laravel bằng lệnh sau:

php artisan vendor:publish --provider='Barryvdh\Elfinder\ElfinderServiceProvider' --tag=config

✷ Sau khi chạy lệnh trên, nó sẽ tạo ra tập tin cấu hình là config/elfinder.php 

Trong bài viết này, tôi sử dụng storage của Laravel, do đó cần phải tạo symbolic link từ thư mục public/storage đến storage/app/public bằng lệnh sau:

php artisan storage:link

Tiếp theo, chúng ta sẽ tiến hành bổ sung disk public vào phần disks trong tập tin cấu hình config/elfinder.php như sau:

/*
|--------------------------------------------------------------------------
| Filesystem disks (Flysytem)
|--------------------------------------------------------------------------
|
| Define an array of Filesystem disks, which use Flysystem.
| You can set extra options, example:
|
| 'my-disk' => [
|        'URL' => url('to/disk'),
|        'alias' => 'Local storage',
|    ]
*/
'disks' => [
     'public',
],

Trong bài viết này, chúng ta sẽ không tập trung vào thực hiện chức năng Authentication trong Laravel.

Vì vậy, chúng ta cần phải loại bỏ tùy chọn auth ra khỏi phần middleware trong tập tin cấu hình config/elfinder.php. Sau khi thực hiện, cấu hình sẽ được cập nhật như sau:

/*
|--------------------------------------------------------------------------
| Routes group config
|--------------------------------------------------------------------------
|
| The default group settings for the elFinder routes.
|
*/

'route' => [
    'prefix' => 'elfinder',
    'middleware' => array('web'), //Set to null to disable middleware filter
],

Tích hợp elFinder vào TinyMCE

Chúng ta cần phải thêm plugin Image và Media vào TinyMCE. Để làm được điều này, chúng ta sẽ import plugin Image và Media vào tập tin tinymce.js trong thư mục /resources/js:

import 'tinymce/plugins/image';
import 'tinymce/plugins/media';

Tiếp theo, chúng ta sẽ tiến hành viết mã nguồn để tích hợp elFinder vào TinyMCE. Đoạn mã nguồn này sẽ được sử dụng cho tùy chọn file_picker_callback của TinyMCE:

/* Import TinyMCE */
import tinymce from 'tinymce';

/* Default icons are required. After that, import custom icons if applicable */
import 'tinymce/icons/default/icons.min.js';

/* Required TinyMCE components */
import 'tinymce/themes/silver/theme.min.js';
import 'tinymce/models/dom/model.min.js';

/* Import a skin (can be a custom skin instead of the default) */
import 'tinymce/skins/ui/oxide/skin.js';

/* Import plugins */
import 'tinymce/plugins/advlist';
import 'tinymce/plugins/code';
import 'tinymce/plugins/emoticons';
import 'tinymce/plugins/emoticons/js/emojis';
import 'tinymce/plugins/link';
import 'tinymce/plugins/lists';
import 'tinymce/plugins/table';
import 'tinymce/plugins/image';
import 'tinymce/plugins/media';

/* content UI CSS is required */
import 'tinymce/skins/ui/oxide/content.js';

/* The default content CSS can be changed or replaced with appropriate CSS for the editor content. */
import 'tinymce/skins/content/default/content.js';


window.addEventListener('DOMContentLoaded', () => {
    const elfinder_browser = async (callback, value, meta) => {
        try {
            const details = await new Promise((resolve, reject) => {
                tinymce.activeEditor.windowManager.openUrl({
                    title: 'elFinder (ManhDanBlogs)',
                    url: '/elfinder/tinymce5',
                    onMessage: (dialogApi, details) => {
                        resolve(details);
                        dialogApi.close();
                    },
                });
            });
            if (details.mceAction === 'fileSelected') {
                const file = details.data.file;
                // Make file info
                const info = file.name;
                // Provide file and text for the link dialog
                if (meta.filetype === 'file') {
                    callback(file.url, {text: info, title: info});
                }
                // Provide image and alt text for the image dialog
                if (meta.filetype === 'image') {
                    callback(file.url, {alt: info});
                }
                // Provide alternative source and posted for the media dialog
                if (meta.filetype === 'media') {
                    callback(file.url);
                }
            }
        } catch (error) {
            console.error("Error:", error);
        }
    };
    tinymce.init({
        selector: 'textarea#tinymce',
        height: 500,
        plugins: 'advlist code emoticons link lists table image media',
        toolbar: 'bold italic | bullist numlist | link emoticons | image media',
        skin_url: 'default',
        content_css: 'default',
        file_picker_callback : elfinder_browser
    });
});

Kết quả của công việc bạn đã làm đang chờ bạn khám phá!

Sau khi đã hoàn thành các bước trên, giờ là lúc để chúng ta cùng nhau khám phá thành quả công sức của mình.

Hãy thực thi lệnh sau để tiến hành build TinyMCE sử dụng Laravel Vite:

npm run build

Cuối cùng, chúng ta hãy mở trình duyệt lên và truy cập vào địa chỉ  http://127.0.0.1 để chiêm ngưỡng kết quả do chính bản thân chúng ta tạo ra 🤤🤤🤤🏆🍨🍨🍨.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Integrating OpenAI in Laravel

Integrating OpenAI in Laravel

OpenAI OpenAI là một phòng thí nghiệm nghiên cứu trí tuệ nhân tạo (AI) của Mỹ bao gồm tổ chức phi lợi nhuận OpenAI Incorporated (OpenAI Inc.) và công ty con hoạt động vì lợi nhuận OpenAI Limited Par...

Laravel Scout Full Text Search With Meilisearch

Laravel Scout Full Text Search With Meilisearch

Laravel Scout cung cấp một giải pháp đơn giản, dựa trên trình điều khiển để thêm tìm kiếm Full Text vào các mô hình Eloquent của bạn. Khi sử dụng Eloquent, Scout sẽ tự động giữ chỉ mục tìm kiếm của bạ...

Integrating TinyMCE in Laravel 10 using Vite

Integrating TinyMCE in Laravel 10 using Vite

TinyMCE TinyMCE là một trình soạn thảo WYSIWYG được xây dựng trên nền tảng Javascript, được phát triển dưới dạng mã nguồn mở theo giấy phép MIT bởi Tiny Technologies Inc. TinyMCE cho phép ngư...

Document Laravel API With OpenAPI (Swagger)

Document Laravel API With OpenAPI (Swagger)

Swagger là gì? Swagger là một Ngôn ngữ mô tả giao diện để mô tả các API RESTful được thể hiện bằng JSON. Swagger được sử dụng cùng với một bộ công cụ phần mềm mã nguồn mở để thiết kế, xây dựng, l...

Laravel Queue Workers With Systemd

Laravel Queue Workers With Systemd

Systemd chủ yếu được sử dụng để quản lý các service trên môi trường Linux, nhưng nó cũng cho phép chúng ta quản lý các service với quyền không phải là root. Điều này, làm cho systemd trở thành một giả...

Laravel One to Many Polymorphic Relationship

Laravel One to Many Polymorphic Relationship

One to Many Polymorphic Model Relationship được sử dụng khi một model thuộc về nhiều model khác trên một model kết hợp duy nhất. Ví dụ: Nếu chúng ta có bảng post và video, cả hai đều cần thêm hệ thống...

Laravel Many to Many Polymorphic Relationship

Laravel Many to Many Polymorphic Relationship

Many to many Polymorphic Relationship cũng hơi phức tạp để hiểu. Ví dụ: nếu bạn có bài post, video và tag, bạn cần kết nối với nhau theo yêu cầu là mọi bài đăng đều có nhiều tag và video cũng như vậy....

Laravel Has Many Through Eloquent Relationship

Laravel Has Many Through Eloquent Relationship

Has Many Through Relationship hơi phức tạp để hiểu một cách đơn giản, nó sẽ cung cấp cho chúng ta một con đường tắt để có thể truy cập dữ liệu của một quan hệ xa xôi thông qua một mối quan hệ trung gi...

Laravel Model

Laravel Model

Model là gì? Trong mô hình MVC, chữ “M” viết tắt là Model, Model dùng để xử lý logic nghiệp vụ trong bất kì ứng dụng dựa trên mô hình MVC. Trong Laravel, Model là lớp đại diện cho cấu trúc logic và...

ManhDanBlogs