Laravel là một PHP Framework mã nguồn mở miễn phí, được phát triển bởi Taylor Otwell với phiên bản đầu tiên được ra mắt vào 6/2011. Laravel ra đời nhằm mục đích phát triển ứng dụng web dựa trên mô hình MVC (Model - View - Controller).

Laravel hiện được phát hành theo giấy phép MIT,  với mã nguồn được lưu trữ trên github.

Mặc dù ra đời muộn hơn so với các đối thủ khác, nhưng với những tính năng vượt trội của mình, Laravel thật sự tạo nên một làn sóng rất lớn, được rất nhiều bình luận đánh giá tốt và sử dụng rộng rãi nhất cho đến hiện nay. Từ lúc ra đời đến nay thì Laravel đã trải qua vô số các bản cập nhật, và đến với thời điểm hiện tại mình viết bài này là phiên bản 8.x với rất nhiều tính năng vượt trội hơn so với các phiên bản trước đây.

Để cài đặt Laravel, bạn cần chuẩn bị môi trường phát triển cho PHP.

Cài đặt Composer

Composer là một công cụ quản lý các thư viện trong PHP (Dependency Management), công cụ này giúp chúng ta tiết kiệm khá nhiều thời gian trong việc quản lý các gói thư viện cần thiết cho dự án, bạn chỉ cần khai báo nó, composer sẽ tự động tải code của các thư viện về thông qua một server cộng đồng.

Để cài đặt bạn cần chạy các lệnh sau:

# curl -sS https://getcomposer.org/installer | php
# mv composer.phar /usr/bin/composer
# chmod +x /usr/bin/composer

Cài đặt Laravel

Để cài đặt phiên bản mới nhất của Laravel, bạn cần chạy các lệnh sau đây:

# cd /var/www
# composer create-project laravel/laravel example-app

Sau khi cài đặt xong, bạn cần setting các quyền thư mục thích hợp:

# chown -R 755 /var/www/example-app/bootstrap
# chown -R 755 /var/www/example-app/storage

Create APACHE VIRTUAL HOST

Để truy cập Laravel từ trình duyệt, bạn cần thêm Virtual Host trong file Apache configuration

# vim /etc/httpd/conf/httpd.conf

Bạn cần thêm đoạn mã dưới đây vào cuối file httpd.conf

<VirtualHost *:80>
    ServerName laravel.example.com
    DocumentRoot /var/www/example-app/public

    <Directory /var/www/example-app>
        AllowOverride All
    </Directory>
</VirtualHost>

Sau khi thêm đoạn mã trên, hãy lưu lại và khỏi động lại dịch vụ apache bằng lệnh sau:

# service httpd restart

Sau khi khởi động lại, bạn có thể truy cập Laravel từ bất kì trình duyệt nào và bạn có thể bắt đầu phát triển ứng dụng web của mình rồi.

Bạn có thể truy cập Laravel bằng IP hoặc domain bằng trình duyệt

http://<your-ip-address>
or
http://<laravel_domain_name>

Tôi hy vọng bạn thích hướng dẫn này. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào hãy liên hệ với chúng tôi qua trang contact. Cảm ơn bạn.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Laravel Many to Many Eloquent Relationship

Laravel Many to Many Eloquent Relationship

Many To many Relationship là mối quan hệ hơi phức tạp hơn mối quan hệ 1 - 1 và 1- n. Ví dụ một user có thể có nhiều role khác nhau, trong đó role cũng được liên kết với nhiều user khác nhau. Vì vậy...

Csv import with Validation for Laravel

Csv import with Validation for Laravel

Trong một bài viết lúc trước, mình đã chia sẻ đến các bạn cách xây dựng một service import và export CSV sử dụng Facades, nếu có bạn nào không biết hoặc đã quên các bạn có thể tham khảo lại bài viết t...

Laravel Validate Video Duration

Laravel Validate Video Duration

Đôi khi trong dự án, chúng ta cần xác định thời lượng video được phép upload lên server. Nhưng rất tiếc, Laravel không cung cấp validate xác định thời lượng video để chúng ta thực hiện được. Vì vậy, t...

Laravel CKEditor 5 Image Upload

Laravel CKEditor 5 Image Upload

CKEditor 5CKEditor 5 là một trình soạn thảo văn bản phong phú JavaScript với nhiều tính năng và khả năng tùy chỉnh. CKEditor 5 có kiến trúc MVC hiện đại, mô hình dữ liệu tùy chỉnh và DOM ảo, mang...

Integrating CKFinder into CKEditor 5 in Laravel 11

Integrating CKFinder into CKEditor 5 in Laravel 11

CKEditor 5 CKEditor 5 là một trình soạn thảo văn bản phong phú JavaScript với nhiều tính năng và khả năng tùy chỉnh. CKEditor 5 có kiến trúc MVC hiện đại, mô hình dữ liệu tùy chỉnh và DOM ảo, mang...

Laravel Accessor and Mutator

Laravel Accessor and Mutator

Trong bài viết này, tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách để format các Eloquent Attributes bằng cách sử dụng tính năng Laravel Accessors and Mutators. Accessors được sử dụng để format các thuộc tính khi c...

Pipeline Design Pattern in Laravel

Pipeline Design Pattern in Laravel

Pipeline Design Pattern là nơi mà các dữ liệu được chuyển qua một chuỗi các nhiệm vụ hoặc giai đoạn. Pipeline hoạt động giống như một chuỗi dây chuyền lắp ráp, nơi dữ liệu được xử lý và sau đó, sẽ...

Laravel Controllers

Laravel Controllers

Trong mô hình MVC, chữ "C" là từ viết tắt của Controller và nó đóng vai trò rất quan trọng để phân tích các logic business. Khi người dùng truy cập vào trình duyệt, nó sẽ đi đến route đầu tiên, sau đó...

Laravel 9 REST API With Sanctum Authentication

Laravel 9 REST API With Sanctum Authentication

Laravel Sanctum Laravel Sanctum cung cấp một hệ thống authentication đơn giản cho các SPA, ứng dụng Mobile và API đơn giản sử dụng token. Sanctum cho phép ứng dụng của bạn phát hành các mã token...

ManhDanBlogs