Route là gì?

Đúng như tên gọi của nó, Route thực hiện chức năng định tuyến, dẫn đường cho các HTTP request gửi đến đúng nơi mà ta mong muốn. Với sự phát triển mạnh mẽ của ứng dụng web ngày nay, việc làm cho ứng dụng có các chức năng và giao diện tốt là một chuyện nhưng để có một trang web thực sự tốt hơn nữa thì “đường dẫn thân thiện” là một thứ không thể thiếu được.

Khi bạn đang học Laravel Framework, việc đầu tiên phải làm đó là xác định các Route, mỗi Route sẽ liên kết với một Controller nhất định.

REST api route là gì?

Là một số các phương thức thường được sử dụng, các phương thức này về cơ bản sẽ tương ứng với các thao tác Create, Read, Update, Delete.

Method CRUD Mục đích Response
POST Create Được sử dụng để tạo mới một bản ghi trong cơ sở dữ liệu

201 – Created

404 - Not Found

409 - Conflict

GET Read Được sử dụng để liệt kê các bản ghi trong cơ sở dữ liệu

200 – OK

404 - Not Found

PUT Update Được sử dụng để cập nhật một hay nhiều bản ghi trong cơ sở dữ liệu

405 - Not allowed

200 – OK

204 - No Content

404 - Not Found

DELETE Delete Được sử dụng để xóa một hay nhiểu bản ghi trong cơ sở dữ liệu

200 – OK

404 - Not Found

Làm thế nào để xác định Route trong Laravel?

Các Route trong Laravel được xác định ở các vị trí sau:

route/api.php    Các route được xác định trong file này thì url sẽ có tiền tố là /api

route/web.php  Tất cả các đường dẫn web được xác định ở đây.

Sau đây là một số ví dụ về routes cơ bản:

# Định nghĩa route lấy thông tin user sử dụng phương thức GET
Route::get('users', 'UserController@show');
# Định nghĩa route create user sử dụng phương thức POST
Route::post('/users', 'UserController@create');
# Định nghĩa route update thông tin user sử dụng phương thức PATCH
Route::patch('/users/:id', 'UserController@update');
# Định nghĩa route delete user sử dụng phương thức DELETE
Route::delete('/users/:id', 'UserController@delete');

Route không sử dụng Controller

Rất dễ dàng để tạo một route không liên kết với bất kì Controller nào và phản hồi dưới dạng text, json hoặc html. Hãy xem ví dụ sau đây:

Route::get('members/login.html', function() { 
   return View::make('members.login'); 
});
Route::view('/dashboard', 'dashboard');
Route::view('/welcome', 'welcome', ['name' => 'Huynh Manh Dan']);

Route Parameters

Để xác định các route có hoặc không có tham số tùy chọn trong Laravel, sau đây là một số ví dụ:

# Xác định route trong đó id là tham số  tùy chọn
Route::get('/users/{id?}', 'UserController@get');
# Xác định route mà tham số bắt buộc phải có là id
Route::get('/users/{id}', 'UserController@get');

Regular Expression Constraints

Bạn cũng có thể giới hạn hoặc chỉ định giá trị của tham số trong route, nó có thể thực hiện đơn giản bằng cách sử dụng phương thức where. Phương thức where chỉ chấp nhận hai tham số là tên tham số và và một regular expression, sau đây là một số ví dụ:

# Xác định route trong đó id chỉ nên là số
Route::get('/users/{id}', 'UserController@get')->where('id', '[0-9]+');
# Xác định route mà trong đó name chỉ nên là alpha
Route::get('/users/{name}', 'UserController@get')->where('name', '[A-Za-z]+');
# Xác định route mà trong đó id chỉ nên là số và name chỉ nên là alpha
Route::get('/users/{id}/{name}', 'UserController@get')->where(['id' => '[0-9]+', 'name' => '[a-z]+']);

Named Routes

Các route được đặt tên cung cấp cho bạn một alias/remember name cho url. Bạn sử dụng từ khóa as trong khi định nghĩa các route

Route::get('users', ['as' => 'users', function () {
    //
}]);
// Đặt name cho function show trong UserController
Route::get('users', [
    'as' => 'users', 'uses' => 'UserController@show'
]);

Ngoài ra, bạn có thể xác định name bằng cách sử dụng phương thức name:

Route::get('users', 'UserController@show')->name('users.show');

Routes groups

Routes groups sẽ giúp bạn gom nhóm các route có các điểm chung như namespaces hoặc middleware hoặc prefix.

Middleware

Route::group(['middleware' => 'auth'], function () {
    Route::get('users/profile', function () {
         // Uses Auth Middleware
    });
});

Namespaces

Route::group(['namespace' => 'App\Http\Controllers\Admin'], function()
{
    // Controllers in "App\Http\Controllers\Admin" Namespace
});

Prefixes

Route::group(['prefix' => 'users'], function () {
    Route::get('{id}', function ()    {
        // Matches The "/users/id" URL
    });
});

Route 404

Bạn sử dụng Route::fallback để xác định các route thực thi khi không có route nào phù hợp với yêu cầu được gửi đến.

Giả sử bạn muốn xác định trang 404 khi không có route nào phù hợp, thì bạn có thể sử dụng như sau:

Route::fallback(function () {
    return view("404");
});

Subdomain Routing

Bạn có thể gom nhóm các route theo sub domains, bạn có thể sử dụng như sau:

Route::domain('{account}.example.com')->group(function () {
    Route::get('user/{id}', function ($account, $id) {
        //
    });
});

Tôi hy vọng bạn thích hướng dẫn này. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào hãy liên hệ với chúng tôi qua trang contact. Cảm ơn bạn.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Laravel Task Scheduling

Laravel Task Scheduling

Trong các ứng dụng lớn, bạn cần lên lịch định kì cho các công việc bằng Cron jobs.  Tại số một số thời điểm, việc quản lý các cron jobs trở nên cồng kềnh và khó khăn hơn. Laravel Scheduler là một côn...

Laravel Facades

Laravel Facades

Facade là gì? Chúng ta có thể hiểu Facade là mặt tiền và mặt trước của một tòa nhà hay bất cứ thứ gì. Tầm quan trọng của Facade là chúng có thể dễ nhận thấy và nổi bật hơn, tương tự như vậy, thì...

Google Drive as Filesystem in Laravel

Google Drive as Filesystem in Laravel

Đối với một số dự án, bạn cần phải sử dụng Google Drive (với tài khoản @gmail.com cá nhân hoặc tài khoản G Suite) làm nhà cung cấp bộ nhớ trong các dự án Laravel. Trong bài đăng này, tôi sẽ hướng d...

Laravel Many to Many Polymorphic Relationship

Laravel Many to Many Polymorphic Relationship

Many to many Polymorphic Relationship cũng hơi phức tạp để hiểu. Ví dụ: nếu bạn có bài post, video và tag, bạn cần kết nối với nhau theo yêu cầu là mọi bài đăng đều có nhiều tag và video cũng như vậy....

Defer in Laravel: Push Tasks to the Background

Defer in Laravel: Push Tasks to the Background

Deferred Functions trong Laravel Các phiên bản Laravel trước version 11, chúng ta thường sử dụng Queued Jobs cho phép thực hiện sắp xếp các tác vụ xử lý background . Nhưng đôi khi có những tác v...

Integrating elFinder Into CKEditor 5 In Laravel

Integrating elFinder Into CKEditor 5 In Laravel

CKEditor 5 CKEditor 5 là một trình soạn thảo văn bản phong phú JavaScript với nhiều tính năng và khả năng tùy chỉnh. CKEditor 5 có kiến trúc MVC hiện đại, mô hình dữ liệu tùy chỉnh và DOM ảo, mang...

Efficient Laravel PDF Export for Large Datasets

Efficient Laravel PDF Export for Large Datasets

Xuất file PDF là một tính năng quan trọng của nhiều ứng dụng web, đặc biệt là các trang thương mại điện tử, giúp người dùng tạo và lưu trữ các bản báo cáo, hóa đơn, v.v.  Tuy nhiên, khi phải xử lý...

Export CSV from AWS RDS - Import into MySQL with Laravel

Export CSV from AWS RDS - Import into MySQL with Laravel

Transfer Database Trong quá trình phát triển và bảo trì dự án, nhiệm vụ di chuyển cơ sở dữ liệu từ hệ thống này sang hệ thống khác là một nhiệm vụ khá là phổ biến. Chúng ta thường sẽ sử dụng câu...

Laravel Factories, Seeder

Laravel Factories, Seeder

Trong bài viết này, tôi sẽ hướng dẫn các bạn về cách tạo dữ liệu giả trong cơ sở dữ liệu bằng cách sử dụng Laravel Factory và Seed trong Database Seeder. Để tạo model factory, bạn cần chạy lệnh sau...

ManhDanBlogs