GitLab

GitLab là kho lưu trữ Git dựa trên web cung cấp các kho lưu trữ mở và riêng tư miễn phí, các khả năng theo dõi vấn đề và wiki.

Đây là một nền tảng DevOps hoàn chỉnh cho phép các chuyên gia thực hiện tất cả nhiệm vụ trong một dự án từ lập kế hoạch dự án và quản lý mã nguồn đến giám sát và bảo mật.

Ngoài ra, nó cho phép các nhóm cộng tác và xây dựng phần mềm tốt hơn.

Thực hiện chức năng Login GitLab trong Laravel

Ngoài xác thực dựa trên biểu mẫu điển hình, Laravel cũng cung cấp một cách đơn giản và thuận tiện đó là sử dụng Laravel Socialite để xác thực với các nhà cung cấp OAuth.

Laravel Socialite hiện hỗ trợ xác thực qua các nhà cung cấp OAuth như: Facebook, Twitter, LinkedIn, Google, GitHub, GitLab và Bitbucket.

Trong bài viết này, tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách sử dụng Laravel Socialite để thực hiện đăng nhập qua GitLab.

GitLab Client ID and Secret

Bước 1: Đăng nhập GitLab và truy cập trang GitLab Applications

Bước 2: Màn hình Applications, bạn hãy nhấn nút Add new application:

Bước 3: Mục thông tin Name và Redirect URL trong phần Add new application

Bước 4: Mục Scopes, tích chọn read_user để ứng dụng có thể đọc được thông tin người dùng:

Bước 5: Nhấn nút Save application và chờ trong vài phút chúng ta sẽ có được thông tin Application ID và Secret như sau:

Cài đặt chức năng Login GitLab trong Laravel

Khởi tạo dự án Laravel

Đầu tiên, chúng ta sẽ khởi tạo dự án Laravel mới. Bạn có thể làm điều này bằng cách sử dụng lệnh sau:

composer create-project --prefer-dist laravel/laravel laravel_socialite

Bước tiếp theo, chúng ta sẽ tiến hành kết nối đến cơ sở dữ liệu bằng cách chỉnh sửa các thông tin sau trong tập tin .env:

DB_CONNECTION=mysql
DB_HOST=127.0.0.1
DB_PORT=3306
DB_DATABASE=laravel_socialite
DB_USERNAME=root
DB_PASSWORD=

Cài đặt Jetstream trong Laravel

Đầu tiên, để bắt đầu, chúng ta cần cài đặt thư viện Jetstream bằng cách chạy lệnh sau:

composer require laravel/jetstream

Tiếp theo, chúng ta tiến hành cài đặt Jetstream với Livewire bằng lệnh sau:

php artisan jetstream:install livewire

Sau khi cài đặt Jetstream, bạn cần tiến hành cài đặt và build NPM dependencies và thực hiện migrate cơ sở dữ liệu:

npm install && npm run build && php artisan migrate

Cài đặt Socialite trong Laravel

Đầu tiên, để tích hợp tính năng xác thực với nhà cung cấp OAuth, chúng ta sẽ cài đặt thư viện Socialite bằng lệnh sau:

composer require laravel/socialite

Chúng ta sẽ thêm thông tin OAuth của GitLab vào Laravel, những thông tin xác thực này sẽ được đặt tập tin config/services.php:

'gitlab' => [
    'client_id' => env('GITLAB_CLIENT_ID'),
    'client_secret' => env('GITLAB_CLIENT_SECRET'),
    'redirect' => env('GITLAB_CLIENT_REDIRECT'),
],

Tiếp theo, chúng ta cần chỉnh sửa cấu trúc bảng users để có thể lưu các thông tin GitLab vào hệ thống bằng lệnh sau:

php artisan make:migration add_gitlab_to_users_table --table=users

Sau đó, hãy chỉnh sửa nội dung migrate trên trong thư mục database/migrations như sau:

<?php

use Illuminate\Database\Migrations\Migration;
use Illuminate\Database\Schema\Blueprint;
use Illuminate\Support\Facades\Schema;

return new class extends Migration
{
    /**
     * Run the migrations.
     */
    public function up(): void
    {
        Schema::table('users', function (Blueprint $table) {
            $table->string('gitlab_id');
            $table->string('gitlab_token');
            $table->string('gitlab_refresh_token')->nullable();
        });
    }

    /**
     * Reverse the migrations.
     */
    public function down(): void
    {
        Schema::table('users', function (Blueprint $table) {
            $table->dropColumn('gitlab_id');
            $table->dropColumn('gitlab_token');
            $table->dropColumn('gitlab_refresh_token');
        });
    }
};

Sau khi chỉnh sửa migrate, chúng ta sẽ chạy lệnh sau để chỉnh sửa cấu trúc bảng users:

php artisan migrate

Sau đó, chúng ta sẽ thêm các Column của GitLab vào $fillable của Model User trong thư mục app/Models như sau:

<?php
namespace App\Models;
...
class User extends Authenticatable
{
   ...
    protected $fillable = [
        ...
        'gitlab_id',
        'gitlab_token',
        'gitlab_refresh_token',
    ];
    ...
}

Tiếp theo, chúng ta sẽ tạo một  Controller sẽ thực hiện xử lý đăng nhập GitLab bằng lệnh sau:

php artisan make:controller SocialAuthController

Sau khi chạy lệnh trên xong, hãy chỉnh sửa tập tin SocialAuthController.php trong thư mục app/Http/Controllers với nội dung như sau:

<?php

namespace App\Http\Controllers;

use Illuminate\Http\Request;
use Throwable;
use App\Models\User;
use Illuminate\Support\Facades\Auth;
use Illuminate\Support\Facades\Hash;
use Laravel\Socialite\Facades\Socialite;

class SocialAuthController extends Controller
{
    public function redirectToProvider($provider)
    {
        try {
            return Socialite::driver($provider)->redirect();
        } catch (Throwable $th) {
            report($th);
            return redirect()->route('login');
        }
    }

    public function handleProviderCallback($provider)
    {
        $user = self::createOrGetUser($provider);
        if ($user) {
            Auth::login($user);
            return redirect()->route('dashboard');
        }
        return redirect()->route('login');
    }

    public function createOrGetUser($provider)
    {
        try {
            $gitlab_user = Socialite::driver($provider)->user();
            return  User::updateOrCreate([
                'gitlab_id' => $gitlab_user->id,
            ], [
                'name'                 => $gitlab_user->name,
                'email'                => $gitlab_user->email,
                'gitlab_token'         => $gitlab_user->token,
                'gitlab_refresh_token' => $gitlab_user->refreshToken,
                'password'             => Hash::make('ManhDanBlogs') // Lưu ý: Bạn nên thay đổi thành password ngẫu nhiên để tăng tính bảo mật.
            ]);
        } catch (Throwable $th) {
            report($th);
            return false;
        }
    }
}

Chúng ta hãy thiết lập route cho hàm redirectToProvider và handleProviderCallback trong SocialAuthController.php trong tập tin routes/web.php như sau:

<?php

...
use App\Http\Controllers\SocialAuthController;
...
Route::get('auth/{social}', [SocialAuthController::class, 'redirectToProvider'])->name('social_redirect');
Route::get('auth/{social}/callback', [SocialAuthController::class, 'handleProviderCallback'])->name('social_callback');

Tiếp theo, chúng ta hãy thêm Application ID and Secret key của GitLab mà bạn đã tạo ở trên vào tập tin .env của dự án Laravel:

GITLAB_CLIENT_ID=xxxxx
GITLAB_CLIENT_SECRET=xxxxx
GITLAB_CLIENT_REDIRECT=https://laravel-socialite.manhdan.dev/auth/gitlab/callback

Cuối cùng, chúng ta hãy chỉnh sửa tập tin login.blade.php trong thư mục views/auth với nội dung như sau:

<x-guest-layout>
    <x-authentication-card>
        <x-slot name="logo">
            <x-authentication-card-logo />
        </x-slot>

        <x-validation-errors class="mb-4" />

        @if (session('status'))
            <div class="mb-4 font-medium text-sm text-green-600">
                {{ session('status') }}
            </div>
        @endif

        <form method="POST" action="{{ route('login') }}">
            @csrf

            <div>
                <x-label for="email" value="{{ __('Email') }}" />
                <x-input id="email" class="block mt-1 w-full" type="email" name="email" :value="old('email')" required autofocus autocomplete="username" />
            </div>

            <div class="mt-4">
                <x-label for="password" value="{{ __('Password') }}" />
                <x-input id="password" class="block mt-1 w-full" type="password" name="password" required autocomplete="current-password" />
            </div>

            <div class="block mt-4">
                <label for="remember_me" class="flex items-center">
                    <x-checkbox id="remember_me" name="remember" />
                    <span class="ms-2 text-sm text-gray-600">{{ __('Remember me') }}</span>
                </label>
            </div>

            <div class="flex items-center justify-end mt-4">
                @if (Route::has('password.request'))
                    <a class="underline text-sm text-gray-600 hover:text-gray-900 rounded-md focus:outline-none focus:ring-2 focus:ring-offset-2 focus:ring-indigo-500" href="{{ route('password.request') }}">
                        {{ __('Forgot your password?') }}
                    </a>
                @endif

                <x-button class="ms-4">
                    {{ __('Log in') }}
                </x-button>
            </div>

            <div class="flex items-center justify-end mt-4">
                <a class="btn" href="{{ route('social_redirect', ['social' => 'gitlab']) }}" style="background: #e24329; color: #ffffff; padding: 10px; width: 100%; text-align: center; display: block; border-radius:3px;">
                    Login with Gitlab
                </a>
            </div>

        </form>
    </x-authentication-card>
</x-guest-layout>

Kết quả của công việc bạn đã làm đang chờ bạn khám phá!

Sau khi đã hoàn thành các bước trên, giờ là lúc để chúng ta sẽ cùng nhau khám phá thành quả công sức của mình.

Chúng ta sẽ tiến hành đăng nhập vào trang Laravel, và địa chỉ truy cập cụ thể như sau trong bài viết này:

https://laravel-socialite.manhdan.dev/login

Đây chính là thành quả của chúng ta sau khi thực hiện các bước ở phía trên 🤤🤤🤤🏆🍨🍨🍨.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Pipeline Design Pattern in Laravel

Pipeline Design Pattern in Laravel

Pipeline Design Pattern là nơi mà các dữ liệu được chuyển qua một chuỗi các nhiệm vụ hoặc giai đoạn. Pipeline hoạt động giống như một chuỗi dây chuyền lắp ráp, nơi dữ liệu được xử lý và sau đó, sẽ...

How to Install Laravel on CentOS 6/7

How to Install Laravel on CentOS 6/7

Laravel là một PHP Framework mã nguồn mở miễn phí, được phát triển bởi Taylor Otwell với phiên bản đầu tiên được ra mắt vào 6/2011. Laravel ra đời nhằm mục đích phát triển ứng dụng web dựa trên mô hìn...

Laravel Custom Request

Laravel Custom Request

Nếu bạn có một form để người dùng nhập dữ liệu và bạn muốn kiểm tra dữ liệu đầu vào trước khi lưu xuống database chẳng hạn thì bạn có 2 cách sau đây: Cách 1: Bạn thêm validate trực tiếp vào hàm sto...

Integrating CKEditor 5 in Laravel 10 using Vite

Integrating CKEditor 5 in Laravel 10 using Vite

CKEditor 5CKEditor 5 là một trình soạn thảo văn bản phong phú JavaScript với nhiều tính năng và khả năng tùy chỉnh. CKEditor 5 có kiến trúc MVC hiện đại, mô hình dữ liệu tùy chỉnh và DOM ảo, mang...

Laravel Routing

Laravel Routing

Route là gì? Đúng như tên gọi của nó, Route thực hiện chức năng định tuyến, dẫn đường cho các HTTP request gửi đến đúng nơi mà ta mong muốn. Với sự phát triển mạnh mẽ của ứng dụng web ngày nay, việc...

Laravel Upload File Using Trait

Laravel Upload File Using Trait

Hiện nay, đa số các dự án đều có chức năng upload file, nên tôi đã thử xây dựng một lớp Trait Upload File, để chúng ta dễ dàng sao chép qua các dự án khác để sử dụng, nhằm rút ngắn thời gian phát triể...

Laravel CKEditor 5 Image Upload

Laravel CKEditor 5 Image Upload

CKEditor 5CKEditor 5 là một trình soạn thảo văn bản phong phú JavaScript với nhiều tính năng và khả năng tùy chỉnh. CKEditor 5 có kiến trúc MVC hiện đại, mô hình dữ liệu tùy chỉnh và DOM ảo, mang...

Laravel Controllers

Laravel Controllers

Trong mô hình MVC, chữ "C" là từ viết tắt của Controller và nó đóng vai trò rất quan trọng để phân tích các logic business. Khi người dùng truy cập vào trình duyệt, nó sẽ đi đến route đầu tiên, sau đó...

Laravel 9 REST API With Sanctum Authentication

Laravel 9 REST API With Sanctum Authentication

Laravel Sanctum Laravel Sanctum cung cấp một hệ thống authentication đơn giản cho các SPA, ứng dụng Mobile và API đơn giản sử dụng token. Sanctum cho phép ứng dụng của bạn phát hành các mã token...

ManhDanBlogs