Trong khuôn khổ của Laravel, các route của api được tách thành một file duy nhất, đó là file api.php nằm trong thư mục routes. Nếu chúng ta muốn thêm version vào route api thì chúng ta sẽ làm như sau:

Route::prefix('v1')->namespace('Api\V1')->group(function() {
    Route::resource('photos', 'PhotoController');
});

Route::prefix('v2')->namespace('Api\V2')->group(function() {
    Route::resource('photos', 'PhotoController');
});

Nhìn cách giải quyết trên thì không có vấn đề gì khi bạn dùng cho dự án nhỏ (không có quá nhiều route). Nhưng đối với các dự án lớn (có rất nhiều route) thì chúng ta sẽ phát hiện ra rằng khi có nhiều route và nhiều version nữa thì file api.php sẽ quá lớn để chúng ta quản lý.

Để giải quyết tình trạng trên chúng ta sẽ chia các version api thành các file khác nhau tương ứng với version đó.

Đầu tiên, chúng ta sẽ thực hiện thêm các function như mapApiVersionRoutes, getApiVersion, getApiNamespace vào file app\Providers\RouteServiceProvider.php để xác định các file version api. Sau khi chỉnh sửa nội dung file sẽ trông giống như sau:

<?php

namespace App\Providers;

use Illuminate\Cache\RateLimiting\Limit;
use Illuminate\Foundation\Support\Providers\RouteServiceProvider as ServiceProvider;
use Illuminate\Http\Request;
use Illuminate\Support\Facades\RateLimiter;
use Illuminate\Support\Facades\Route;

class RouteServiceProvider extends ServiceProvider
{
    ...

    protected $namespace = 'App\\Http\\Controllers';

    /**
     * Define your route model bindings, pattern filters, etc.
     *
     * @return void
     */
    public function boot()
    {
        ...
        $this->mapApiVersionRoutes();
    }

    ...

    protected function mapApiVersionRoutes()
    {
        $files = \File::allFiles(base_path('routes'));
        foreach ($files as $key => $file) {
            $basename = pathinfo($file)['basename'];
            if (preg_match("/api_v[0-9].php/", $basename)) {
                Route::prefix("api/v{$this->getApiVersion($basename)}")
                ->middleware('api')
                ->namespace($this->getApiNamespace($this->getApiVersion($basename)))
                ->group(base_path("routes/{$basename}"));
            }
        }
    }

    private function getApiVersion($basename)
    {
        return str_replace(["api_v", ".php"], "", $basename);
    }

    private function getApiNamespace($version)
    {
        if ($this->namespace) {
            return "{$this->namespace}\Api\V{$version}";
        }
        return "";
    }
}

Như vậy thôi, chúng ta đã setting xong chức năng auto map version api rồi, để hệ thống có thể tự động map api route được, chúng ta cần đặt tên file api theo format như sau:

Format: api_v{version}.php

Ví dụ: api_v1.php, api_v2.php,...

Để kiểm tra xem hệ thống map version api của chúng ta có hoạt động được hay không, đầu tiên chúng ta cần tạo ra hai controller để thử nghiệm bằng lệnh command sau:

php artisan make:controller Api\V1\PhotoController --resource
php artisan make:controller Api\V2\PhotoController --resource

Tiếp theo đó, chúng ta cần hai file route trong thư mục routes và có nội dung như sau:

routes\api_v1.php

<?php

use Illuminate\Http\Request;
use Illuminate\Support\Facades\Route;

/*
|--------------------------------------------------------------------------
| API V1 Routes
|--------------------------------------------------------------------------
|
| Here is where you can register API routes for your application. These
| routes are loaded by the RouteServiceProvider within a group which
| is assigned the "api" middleware group. Enjoy building your API!
|
*/
Route::resource('photos', PhotoController::class);

routes\api_v2.php

<?php

use Illuminate\Http\Request;
use Illuminate\Support\Facades\Route;

/*
|--------------------------------------------------------------------------
| API V2 Routes
|--------------------------------------------------------------------------
|
| Here is where you can register API routes for your application. These
| routes are loaded by the RouteServiceProvider within a group which
| is assigned the "api" middleware group. Enjoy building your API!
|
*/
Route::resource('photos', PhotoController::class);

Cuối cùng, chúng ta chạy lệnh command sau để xem các route api đã chia thành các version hay chưa:

php artisan roue:list

Kết quả:

Tôi hy vọng bạn thích hướng dẫn này. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào hãy liên hệ với chúng tôi qua trang contact. Cảm ơn bạn.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Laravel Mail Sending Redirector Listener

Laravel Mail Sending Redirector Listener

Trong quá trình phát triển web, việc gửi email là một chức năng quan trọng để thông báo, đặt lại mật khẩu, hoặc tương tác với người dùng. Tuy nhiên, khi chúng ta đang trong quá trình phát triển, vi...

Integrating OpenAI in Laravel

Integrating OpenAI in Laravel

OpenAI OpenAI là một phòng thí nghiệm nghiên cứu trí tuệ nhân tạo (AI) của Mỹ bao gồm tổ chức phi lợi nhuận OpenAI Incorporated (OpenAI Inc.) và công ty con hoạt động vì lợi nhuận OpenAI Limited Par...

Amazon S3 Pre-Signed URL with DropzoneJs in Laravel

Amazon S3 Pre-Signed URL with DropzoneJs in Laravel

Chức năng upload file hay hình ảnh là một chức năng rất phổ biến, hầu hết các dự án đều có chức năng này. Đa số các nhà phát triển khi thực hiện chức năng upload file, thường sẽ sử dụng cách làm nh...

How To Optimize Your Site With GZIP Compression

How To Optimize Your Site With GZIP Compression

GZIP là công nghệ nén thường được sử dụng để truyền dữ liệu một cách nhanh chóng qua Insternet. Hiện nay, GZIP là một tiêu chuẩn để nén các file trên trang web, đa số các website hiện nay hơn 99% sử d...

Integrating CKFinder with Amazon S3 in Laravel

Integrating CKFinder with Amazon S3 in Laravel

CKFinder 3 CKFinder 3 là trình quản lý tập tin được tích hợp với CKEditor 4 và CKEditor 5. Nó giúp bạn dễ dàng đưa các tập tin và hình ảnh vào nội dung của Editor một cách an toàn. Đây là một tín...

Laravel CKEditor 5 Image Upload

Laravel CKEditor 5 Image Upload

CKEditor 5CKEditor 5 là một trình soạn thảo văn bản phong phú JavaScript với nhiều tính năng và khả năng tùy chỉnh. CKEditor 5 có kiến trúc MVC hiện đại, mô hình dữ liệu tùy chỉnh và DOM ảo, mang...

Laravel Custom Rules

Laravel Custom Rules

Trong quá trình phát triển website Laravel, mình cảm thấy hệ thống Validation của Laravel rất tuyệt vời, nó cung cấp đã cung cấp cho chúng ta một bộ quy tắc kiểm tra dữ liệu, mà trong các trường hợp b...

Csv import with Validation for Laravel

Csv import with Validation for Laravel

Trong một bài viết lúc trước, mình đã chia sẻ đến các bạn cách xây dựng một service import và export CSV sử dụng Facades, nếu có bạn nào không biết hoặc đã quên các bạn có thể tham khảo lại bài viết t...

Defer in Laravel: Push Tasks to the Background

Defer in Laravel: Push Tasks to the Background

Deferred Functions trong Laravel Các phiên bản Laravel trước version 11, chúng ta thường sử dụng Queued Jobs cho phép thực hiện sắp xếp các tác vụ xử lý background . Nhưng đôi khi có những tác v...

ManhDanBlogs