Trong quá trình phát triển website Laravel, mình cảm thấy hệ thống Validation của Laravel rất tuyệt vời, nó cung cấp đã cung cấp cho chúng ta một bộ quy tắc kiểm tra dữ liệu, mà trong các trường hợp bình thường đã đủ để kiểm tra các loại dữ liệu khác nhau.

Điểm tốt nhất của framework không chỉ cung cấp cho chúng ta các bộ quy tắc kiểm tra dữ liệu đã tích hợp sẵn trong hệ thống, mà còn cho phép chúng chúng ta xây dựng và mở rộng các bộ quy tắc cho riêng chúng ta, giúp chúng ta có thể sử dụng trong các dự án khác nhau.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá cách tạo ra một Custom Validation Rule.

Giả sử, chúng ta muốn tạo ra một Validation Rule là kiểm tra độ tuổi của người dùng có phù hợp để đăng kí tài khoản ở website của chúng ta hay không?

Đầu tiên, chúng ta sẽ tạo Validation Rule có tên là  AdultAge, bằng lệnh command sau đây:

php artisan make:rule AdultAge

Sau khi lệnh command trên chạy xong, nó sẽ tạo ra một file mới có tên là AdultAge.php nằm ở thư mục app/Rules

<?php

namespace App\Rules;

use Illuminate\Contracts\Validation\Rule;

class AdultAge implements Rule
{
    /**
     * Create a new rule instance.
     *
     * @return void
     */
    public function __construct()
    {
        //
    }

    /**
     * Determine if the validation rule passes.
     *
     * @param  string  $attribute
     * @param  mixed  $value
     * @return bool
     */
    public function passes($attribute, $value)
    {
        //
    }

    /**
     * Get the validation error message.
     *
     * @return string
     */
    public function message()
    {
        return 'The validation error message.';
    }
}

Thường chúng ta tạo ra một rule thì sẽ có 3 hàm mặc định:

1. __construct() Nơi cho chúng ta truyền các giá trị khởi tạo rule.
2. passes() Nơi cho chúng ta xây dựng các logic để kiểm tra dữ liệu, biến $attribute chính là tên field còn $value là giá trị của field.
3. message() Nơi cho chúng ta tùy chỉnh câu thông báo lỗi khi dữ liệu người dùng nhập vào không hợp lệ.

Sau khi chúng ta đã hiểu được mục đích của các hàm trên, chúng ta hãy tiếp tục xử lý các logic để kiểm tra dữ liệu, bạn hãy mở file AdultAge.php và chỉnh sửa như sau:

<?php

namespace App\Rules;

use Illuminate\Contracts\Validation\Rule;

class AdultAge implements Rule
{
    /**
     * Create a new rule instance.
     *
     * @return void
     */
    public function __construct()
    {
        //
    }

    /**
     * Determine if the validation rule passes.
     *
     * @param  string  $attribute
     * @param  mixed  $value
     * @return bool
     */
    public function passes($attribute, $value)
    {
        if (is_numeric($value)) {
            return $value >= 20 && $value <= 59;
        } 
        return false;
    }

    /**
     * Get the validation error message.
     *
     * @return string
     */
    public function message()
    {
        return 'Độ tuổi của bạn không phù hợp với website của chúng tôi.';
    }
}

Để sử dụng được rule mà chúng ta tạo ở trên thì có 3 cách để sử dụng:

Cách 1: Sử dụng validate trực tiếp vào hàm store hoặc update ở controller

<?php

namespace App\Http\Controllers;

use Illuminate\Http\Request;
use App\Rules\AdultAge;

class PostController extends Controller
{
    /**
     * Store a newly created resource in storage.
     *
     * @param  \Illuminate\Http\Request  $request
     * @return \Illuminate\Http\Response
     */
    public function store(Request $request)
    {
        $validated = $request->validate([
            'age' => ['required', new AdultAge()]
        ]);
    }
}

Cách 2: Sử dụng trong class request, ở đây mình sẽ sử dụng class request có tên là StorePostRequest

<?php

namespace App\Http\Requests;

use Illuminate\Foundation\Http\FormRequest;
use App\Rules\AdultAge;

class StorePostRequest extends FormRequest
{
    /**
     * Determine if the user is authorized to make this request.
     *
     * @return bool
     */
    public function authorize()
    {
        return true;
    }

    /**
     * Get the validation rules that apply to the request.
     *
     * @return array
     */
    public function rules()
    {
        return [
            'age' => ['required', new AdultAge()]
        ];
    }
}

Cách 3: Thêm Rule vào AppServiceProvider

Bạn có thể Rule vào AppServiceProvider ở hàm boot. Bạn có thể đặt tên tùy ý cho rule của mình, ở đây, mình sẽ đặt tên rule là adult_age

<?php

namespace App\Providers;

use Illuminate\Support\ServiceProvider;
use Validator;

class AppServiceProvider extends ServiceProvider
{
    /**
     * Register any application services.
     *
     * @return void
     */
    public function register()
    {
        //
    }

    /**
     * Bootstrap any application services.
     *
     * @return void
     */
    public function boot()
    {
        Validator::extend('adult_age', function ($attribute, $value, $parameters) {
            return (new \App\Rules\AdultAge())->passes($attribute, $value);
       });
    }
}

Sau khi thêm vào AppServiceProvider, bạn hãy sử dụng rule như sau:

+ Sử dụng validate trực tiếp vào hàm store hoặc update ở controller

<?php

namespace App\Http\Controllers;

use Illuminate\Http\Request;

class PostController extends Controller
{
    /**
     * Store a newly created resource in storage.
     *
     * @param  \Illuminate\Http\Request  $request
     * @return \Illuminate\Http\Response
     */
    public function store(Request $request)
    {
        $validated = $request->validate([
           'age' => 'required|adult_age'
        ]);
    }
}

+ Sử dụng trong class request, ở đây mình sẽ sử dụng class request có tên là StorePostRequest

<?php

namespace App\Http\Requests;

use Illuminate\Foundation\Http\FormRequest;

class StorePostRequest extends FormRequest
{
    /**
     * Determine if the user is authorized to make this request.
     *
     * @return bool
     */
    public function authorize()
    {
        return true;
    }

    /**
     * Get the validation rules that apply to the request.
     *
     * @return array
     */
    public function rules()
    {
        return [
            'age' => 'required|adult_age'
        ];
    }
}

Lưu ý: Khi sử dụng rule ở AppServiceProvider thì hàm message() của rule không hoạt động, bạn phải chỉnh sửa câu thông báo ở hàm messages() trong class request hoặc ở validation.php nằm trong thư mục resources\lang\{language}.

Về lưu ý này thì mình không chắc chắn 100%, nếu bạn nào cách sử dụng hàm message() khi rule được  khai báo AppServiceProvider thì hãy liên hệ với mình qua trang contact, để mình cập nhật lại bài viết này nhé!

Tôi hy vọng bạn thích hướng dẫn này. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào hãy liên hệ với chúng tôi qua trang contact. Cảm ơn bạn.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Laravel Jobs Batching

Laravel Jobs Batching

Phiên bản Laravel 8 đã được phát hành với một tính năng mà rất nhiều người trong chúng ta đã chờ đợi rất lâu đó là Jobs Batching, nó cho phép chúng ta thực hiện nhiều công việc trong cùng một lúc và t...

Laravel Middlewares

Laravel Middlewares

Middleware cung cấp một cơ chế thuận tiện để lọc các yêu cầu HTTP gửi đến ứng dụng bạn. Nó là một lớp trung gian nằm giữa request và controller. Bạn có thể thêm các xử lý logic trước khi gửi đến contr...

Simplify Your Laravel Workflow with Laravel Pint

Simplify Your Laravel Workflow with Laravel Pint

Laravel Pint là gì? Laravel Pint là một công cụ sửa đổi mã nguồn của bạn để mã nguồn của bạn tuân thủ theo các tiêu chuẩn. Nói một cách khác, Laravel Pint sẽ quét toàn bộ mã nguồn của bạn, phát...

Implementing Private User Folders with elFinder in Laravel

Implementing Private User Folders with elFinder in Laravel

elFinder elFinder là một trình quản lý tập tin mã nguồn mở dành cho web, được viết bằng JavaScript sử dụng jQuery UI. elFinder được phát triển dựa trên cảm hứng từ sự tiện lợi và đơn giản của chư...

Integrating elFinder Into CKEditor 5 In Laravel

Integrating elFinder Into CKEditor 5 In Laravel

CKEditor 5 CKEditor 5 là một trình soạn thảo văn bản phong phú JavaScript với nhiều tính năng và khả năng tùy chỉnh. CKEditor 5 có kiến trúc MVC hiện đại, mô hình dữ liệu tùy chỉnh và DOM ảo, mang...

Laravel One to One Eloquent Relationship

Laravel One to One Eloquent Relationship

Mối quan hệ một-một là một mối quan hệ rất cơ bản. Trong hướng dẫn này, tôi sẽ hướng dẫn bạn cách tạo dữ liệu và truy xuất dữ liệu bằng Eloquent Model. Trong hướng dẫn này, tôi sẽ tạo hai bảng là u...

Efficient Laravel PDF Export for Large Datasets

Efficient Laravel PDF Export for Large Datasets

Xuất file PDF là một tính năng quan trọng của nhiều ứng dụng web, đặc biệt là các trang thương mại điện tử, giúp người dùng tạo và lưu trữ các bản báo cáo, hóa đơn, v.v.  Tuy nhiên, khi phải xử lý...

Laravel Socialite Login With Github

Laravel Socialite Login With Github

GitHub GitHub là một nền tảng phát triển phần mềm trực tuyến. Nó được sử dụng để lưu trữ, theo dõi và cộng tác trong các dự án phần mềm. Nó giúp các nhà phát triển dễ dàng chia sẻ các tập tin mã...

Laravel Logging Of Database Queries

Laravel Logging Of Database Queries

Laravel là một Framework PHP mạnh mẽ và linh hoạt, giúp cho việc phát triển ứng dụng trở nên đơn giản và dễ dàng hơn. Một trong những tính năng hữu ích của Laravel là khả năng ghi nhật ký truy vấn...

ManhDanBlogs