Nếu bạn có một form để người dùng nhập dữ liệu và bạn muốn kiểm tra dữ liệu đầu vào trước khi lưu xuống database chẳng hạn thì bạn có 2 cách sau đây:

Cách 1: Bạn thêm validate trực tiếp vào hàm store hoặc update bạn có thể xem lại bài viết này.

Cách 2: Bạn tạo một class request riêng để kiểm tra dữ liệu.

Cá nhân mình thì mình sẽ chọn cách 2 vì điều này giúp cho controller trở nên sạch hơn một chút và các quy tắc kiểm tra dữ liệu sẽ nằm ở một nơi.

Bây giờ, chúng ta sẽ bắt đầu tìm hiểu cách hoạt động của nó như thế nào thông qua ví dụ sau đây.

Giả sử, chúng ta sẽ tạo một form gồm có những thông tin title và body.

Đầu tiên, chúng ta cần tạo một controller mới bằng lệnh command sau đây:

php artisan make:controller PostController

Tiếp theo, chúng ta cần phải tạo mới một route có url là "/post" có 2 method là get và post, bạn mở file routes/web.php và chỉnh sửa như sau:

<?php

use Illuminate\Support\Facades\Route;
use App\Http\Controllers\PostController;

/*
|--------------------------------------------------------------------------
| Web Routes
|--------------------------------------------------------------------------
|
| Here is where you can register web routes for your application. These
| routes are loaded by the RouteServiceProvider within a group which
| contains the "web" middleware group. Now create something great!
|
*/
Route::get('post', [PostController::class, 'create'])->name('posts.create');
Route::post('post', [PostController::class, 'store'])->name('posts.store');

Tiếp theo, chúng ta sẽ tạo ra class request có tên là StorePostRequest bằng lệnh command sau đây:

php artisan make:request StorePostRequest

Sau khi lệnh command trên chạy xong, nó tạo ra file StorePostRequest.php nằm trong thư mục app/Http/Requests, bạn hãy mở file StorePostRequest.php và chỉnh sửa như sau:

<?php

namespace App\Http\Requests;

use Illuminate\Foundation\Http\FormRequest;

class  StorePostRequest extends FormRequest
{
    /**
     * Determine if the user is authorized to make this request.
     *
     * @return bool
     */
    public function authorize()
    {
        return true;
    }

    /**
     * Get the validation rules that apply to the request.
     *
     * @return array
     */
    public function rules()
    {
        return [
            'title' => 'required|max:255',
            'body'  => 'required',
        ];
    }
}

Tiếp theo, chúng ta sẽ sử dụng class request vừa mới tạo ở controller như sau:

<?php

namespace App\Http\Controllers;

use Illuminate\Http\Request;
use App\Http\Requests\StorePostRequest;

class PostController extends Controller
{
    public function create()
    {
        return view('post');
    }

    function store(StorePostRequest $request)
    {
        // store your post data
    }
}

Bây giờ, chúng ta hãy tạo file post.blade.php trong thư mục resources/views

<!DOCTYPE html>
<html lang="en">
<head>
    <title>Bootstrap Example</title>
    <meta charset="utf-8">
    <meta name="viewport" content="width=device-width, initial-scale=1">
    <link rel="stylesheet" href="https://maxcdn.bootstrapcdn.com/bootstrap/3.4.1/css/bootstrap.min.css">
    <script src="https://ajax.googleapis.com/ajax/libs/jquery/3.5.1/jquery.min.js"></script>
    <script src="https://maxcdn.bootstrapcdn.com/bootstrap/3.4.1/js/bootstrap.min.js"></script>
</head>
<body>
    <div class="container">
        <h2>Laravel Validation ManhDanBlogs</h2>
        <form method="post">
            @csrf
            @if ($errors->any())
            <div class="alert alert-danger">
                <ul>
                    @foreach ($errors->all() as $error)
                    <li>{{ $error }}</li>
                    @endforeach
                </ul>
            </div>
            @endif
            <div class="form-group">
                <label for="title">Title:</label>
                <input type="text" class="form-control" name="title" value="{{ old("title") }}">
            </div>
            <div class="form-group">
                <label for="pwd">Body:</label>
                <textarea class="form-control" name="body">{{ old("body") }}</textarea>
            </div>
            <button type="submit" class="btn btn-default">Submit</button>
        </form>
    </div>
</body>
</html>

Đoạn mã dưới đây dùng để hiển thị các thông báo lỗi

@if ($errors->any())
    <div class="alert alert-danger">
        <ul>
            @foreach ($errors->all() as $error)
                <li>{{ $error }}</li>
            @endforeach
        </ul>
    </div>
@endif

Bây giờ, bạn hãy nhìn tổng quan thì mã nguồn của chúng ta đẹp hơn rồi phải không?

Customization Class Request

Custom Messages

Bây giờ, điều gì sẽ xảy ra nếu bạn muốn thay đổi các thông báo của class request?

Thật dễ dàng để thực hiện với hàm messages() trong class request. Bạn chỉ cần xác định một mảng, trong đó key là tên field và value là thông bào bạn muốn thay đổi

<?php

namespace App\Http\Requests;

use Illuminate\Foundation\Http\FormRequest;

class  StorePostRequest extends FormRequest
{
    /**
     * Determine if the user is authorized to make this request.
     *
     * @return bool
     */
    public function authorize()
    {
        return true;
    }

    /**
     * Get the validation rules that apply to the request.
     *
     * @return array
     */
    public function rules()
    {
        return [
            'title' => 'required|max:255',
            'body'  => 'required',
        ];
    }
    /**
     * Custom message for validation
     *
     * @return array
     */
    public function messages()
    {
        return [
            "title.required" => "Please write a title",
            "title.max"      => "The title has to have no more than :max characters.",
            "body.required"  => "Please write some content",
        ];
    }
}

Special Naming for Attributes

Như bạn đã biết, Laravel sẽ tự động tạo ra các câu thông báo validation. Vì vậy, đôi khi chúng ta cần cung cấp các tên đặc biệt cho các thuộc tính của mình. Bạn có thể sử dụng hàm attributes để thay đổi tên các thuộc tính để hiển thị những câu thông báo thân thiện hơn với người dùng, trong đó key là tên field, value là tên field mà bạn muốn thay thế.

<?php

namespace App\Http\Requests;

use Illuminate\Foundation\Http\FormRequest;

class  StorePostRequest extends FormRequest
{
    /**
     * Determine if the user is authorized to make this request.
     *
     * @return bool
     */
    public function authorize()
    {
        return true;
    }

    /**
     * Get the validation rules that apply to the request.
     *
     * @return array
     */
    public function rules()
    {
        return [
            'title' => 'required|max:255',
            'body'  => 'required',
        ];
    }

    /**
     * Get custom attributes for validator errors.
     *
     * @return array
     */
    public function attributes()
    {
        return [
             "body" => "Another Name",
        ];
    }
}

Tôi hy vọng bạn thích hướng dẫn này. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào hãy liên hệ với chúng tôi qua trang contact. Cảm ơn bạn.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Integrating TinyMCE in Laravel 10 using Vite

Integrating TinyMCE in Laravel 10 using Vite

TinyMCE TinyMCE là một trình soạn thảo WYSIWYG được xây dựng trên nền tảng Javascript, được phát triển dưới dạng mã nguồn mở theo giấy phép MIT bởi Tiny Technologies Inc. TinyMCE cho phép ngư...

Laravel Socialite Login With Google

Laravel Socialite Login With Google

Google Google là một công cụ tìm kiếm trên internet. Nó sử dụng một thuật toán độc quyền được thiết kế để truy xuất và sắp xếp các kết quả tìm kiếm nhằm cung cấp các nguồn dữ liệu đáng tin cậy và ph...

Laravel Many to Many Eloquent Relationship

Laravel Many to Many Eloquent Relationship

Many To many Relationship là mối quan hệ hơi phức tạp hơn mối quan hệ 1 - 1 và 1- n. Ví dụ một user có thể có nhiều role khác nhau, trong đó role cũng được liên kết với nhiều user khác nhau. Vì vậy...

Generate PDF with Header and Footer on every page in Laravel

Generate PDF with Header and Footer on every page in Laravel

Hôm nay, trong bài viết này mình sẽ chia sẻ với các bạn cách dompdf mà header và footer sẽ được hiển thị ở tất cả các trang. Đây cũng là một vấn đề khá phổ biến, khi chúng ta phát triển các tính năng...

Encrypted HTTP Live Streaming with Laravel FFMpeg

Encrypted HTTP Live Streaming with Laravel FFMpeg

HTTP Live Streaming (HLS)  HTTP Live Streaming (HLS) là một trong những giao thức phát trực tuyến video được sử dụng rộng rãi nhất . Mặc dù nó được gọi là HTTP "live" streaming, nhưng nó được sử dụn...

Laravel Routing

Laravel Routing

Route là gì? Đúng như tên gọi của nó, Route thực hiện chức năng định tuyến, dẫn đường cho các HTTP request gửi đến đúng nơi mà ta mong muốn. Với sự phát triển mạnh mẽ của ứng dụng web ngày nay, việc...

How To Optimize Your Site With GZIP Compression

How To Optimize Your Site With GZIP Compression

GZIP là công nghệ nén thường được sử dụng để truyền dữ liệu một cách nhanh chóng qua Insternet. Hiện nay, GZIP là một tiêu chuẩn để nén các file trên trang web, đa số các website hiện nay hơn 99% sử d...

Send Slack Notifications In Laravel

Send Slack Notifications In Laravel

Slack là gì? Slack là một công cụ giao tiếp tại nơi làm việc, "một nơi duy nhất cho các tin nhắn, công cụ và file." Điều này có nghĩa là Slack là một hệ thống nhắn tin tức thì với nhiều plug-in cho...

Laravel Mail Sending Redirector Listener

Laravel Mail Sending Redirector Listener

Trong quá trình phát triển web, việc gửi email là một chức năng quan trọng để thông báo, đặt lại mật khẩu, hoặc tương tác với người dùng. Tuy nhiên, khi chúng ta đang trong quá trình phát triển, vi...

ManhDanBlogs